MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chính phủ lý giải nguyên nhân Việt Nam tụt hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu

Năng lực cạnh tranh của Việt Nam vẫn cải thiện, nhưng vì tốc độ chậm hơn nhiều nước, đặc biệt là chỉ số về mức độ sẵn sàng về công nghệ, đổi mới sáng tạo... đã khiến cho Việt Nam tụt hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Đây là lý giải của Chính phủ đưa ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2016 về việc Việt Nam bị tụt hạng trên bảng xếp năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Cuối tháng 9, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2016 – 2017. Theo đó, Việt Nam xếp ở vị trí 60/138 nước, giảm 4 bậc so với năm ngoái.

Lý giải cho hiện tượng này, Chính phủ cho biết trên thực tế chỉ số của nước ta vẫn cải thiện so với năm trước, tuy nhiên, do tốc độ chậm hơn so với nhiều nước, nhất là về chỉ số về mức độ sẵn sàng công nghệ, đổi mới sáng tạo, chất lượng kết cấu hạ tầng đã khiến cho Việt Nam tụt hạng.

Chính phủ cũng cho hay trong các năm gần đây, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm đến cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong 3 năm liền, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết số 19 (năm 2014, 2015 và 2016) đề ra và tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Chính phủ cũng đã thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh để tham mưu, tư vấn giúp Chính phủ chỉ đạp công tác quan trọng này. Trên thực tế, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đã có nhiều cải thiện rất tích cực.

Dù vậy, kết quả đánh giá qua các năm cũng cho thấy Việt Nam cần phải cố gắng nỗ lực nhiều, nhanh hơn nữa trong vấn đề này, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ cam kết sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết 19, khắc phục các bất cập, nâng cao chất lượng thể chế, thực hiện quyết liệt các khâu đột phá chiến lực, trong đó có hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nâng cao năng lực công nghệ và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, tạo động lực mới cho tăng trưởng.

Mặt khác, tiếp tục thực hiện nhất quán tái cơ cấu tổng thể và động bộ nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty), cơ cấu lại thị trường tài chính (trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, xử ký hiệu quả nợ xấu...) và tái cơ cấu đầu tư (trọng tâm là đầu tư công gắn với cơ cấu lại thi chi ngân sách, đảm bảo an toàn nợ công); tăng cường đổi mới khu vực sự nghiệp công lập. Đẩy mạnh tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ gắn với chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng nhanh năng suất nội bộ ngành. Phát triển mạnh khu vực tư nhân: phát huy tiềm năng thế mạnh, tăng cường hợp tác liên kết vùng, vai trò đầu tàu và tác động lan toả của các vùng kinh tế động lực.

Đức Minh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên