Chính sách ngoại giao dầu kỳ lạ của ông Biden: "Dỗ dành" Venezuela và Ả rập Xê út nhưng "ngó lơ" các nhà sản xuất của Mỹ và Canada
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cố gắng tìm cách hạ nhiệt đà tăng sốc của giá dầu và ông chọn đặt cược vào các nhà khai thác nước ngoài.
- 05-03-2022Cấm vận dầu Nga: Nhà Trắng "tiến thoái lưỡng nan", chính sách quan trọng bậc nhất của ông Biden chịu sự công kích dồn dập
- 22-02-2022Tổng thống Biden ban bố lệnh trừng phạt, EU thề sẽ có các biện pháp bổ sung sau động thái của Nga với miền đông Ukraine
- 21-02-2022Chứng khoán tương lai Mỹ biến động trái chiều trước hy vọng vào cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Biden - Putin
- 19-02-2022Ông Biden: Tổng thống Putin đã quyết định tấn công Ukraine trong tuần tới
- 13-02-2022Đàm phán Mỹ - Nga "giậm chân tại chỗ", ông Biden lặp lại những lời đe dọa quen thuộc
Hôm 7/3, dầu có lúc vọt lên 140 USD/thùng trước khi giảm xuống dưới 130 USD. Đặc biệt, chưa có dấu hiệu cho thấy cơn sốt giá này sẽ dừng lại. Chính phủ Mỹ nhận thức rõ tác động của nó đối với lạm phát, vốn đã cao kỷ lục ở nước này, và phải tìm ra cách thức nhằm hạ nhiệt đà tăng của giá dầu.
Theo WSJ, Chính quyền Biden đã nói rất nhiều về việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ Venezuela và Ả rập Xê út chứ không phải từ các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ và Canada, đồng minh thân thiết nhất của Washington. Điều này không còn là suy đoán.
Hôm 7/3, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki thừa nhận rằng Chính quyền đã cử các đặc phái viên tới Caracas, thủ đô Venezuela, để thảo luận về "an ninh năng lượng". Theo đó, Mỹ có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với dầu của Venezuela nhằm thay thế nguồn cung bị mất từ dầu của Nga, vốn đang khiến nhiều "né tránh" vì sợ liên đới.
Trước đó, năm 2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành lệnh cấm vận nhằm vào công ty dầu khí quốc doanh PDVSA của Venezuela. Tuy nhiên, Venezuela vẫn tiếp tục khai thác khoảng 800.000 thùng dầu/ngày với sự giúp đỡ của Nga và Iran. Quốc gia Nam Mỹ này cũng ủng hộ nước Nga trong chiến dịch quân sự ở Ukraine đồng thời tố cáo phương Tây tiến hành cuộc chiến kinh tế nhằm chống lại người dân Nga.
Trong khi đó, WSJ nhận định việc nới lỏng trừng phạt có thể giúp Chính phủ Venezuela có được nguồn kinh tế đáng quý. Ở chiều ngược lại, chưa chắc dầu từ Venezuela có thể hạ nhiệt đà tăng của giá dầu.
Không chỉ riêng Venezuela, truyền thông phương Tây cũng cho rằng Tổng thống Joe Biden đang xem xét một chuyến thăm mang tính cá nhân tới Ả rập Xê út để hàn gắn mối quan hệ với Thái tử Mohammed bin Salman, người vốn không được Mỹ để ý nhiều sau khi ông Biden nhậm chức.
Phía Mỹ cũng đang tìm kiếm mối quan hệ hợp tác với Iran, quốc gia luôn ở trong thế đối nghịch với Mỹ suốt nhiều năm qua. Không những vậy, Iran cũng là đối thủ với hầu hết các đồng minh của nước Mỹ trong khu vực này, bao gồm Ả rập Xê út và Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất.
Tuy nhiên, trong OPEC, chỉ hai quốc gia Ả rập này là còn năng lực dự phòng để nâng sản lượng dầu. Tuy nhiên, họ đã từ chối lời đề nghị của ông Joe Biden về việc tăng nguồn cung. Một trong số các lý do là họ không muốn chọn phe khi mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có rất nhiều ảnh hưởng ở khu vực này.
Việc Tổng thống Biden không đề cao mối quan hệ với Ả rập Xê út đã khiến đôi bên trở nên xa cách. Điều này làm giảm ảnh hưởng của Mỹ đối với dầu từ Trung Đông. Tuy nhiên, theo WSJ, Mỹ có thể xử lý tốt hơn nếu khuyến khích sản xuất năng lượng ở chính nước Mỹ và Canada.
Các nhà sản xuất dầu đá phiến có thể tăng sản lượng nhanh gấp đôi so với các công ty dầu của Venezuela và lợi nhuận sẽ thuộc về công nhân và cổ đông Mỹ.
Tuy nhiên, khuyến khích sản xuất dầu mỏ ở Mỹ dường như đi ngược lại với chương trình nghị sự của Tổng thống Biden, người muốn thúc đẩy năng lượng sạch và những cam kết môi trường tham vọng.