Chính sách ngoại giao vắc xin có thể mang lại cho Trung Quốc những khoản lợi kếch xù hậu Covid-19
Đại dịch khiến Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu vắc xin hàng đầu thế giới với khách hàng chủ yếu là những quốc gia không đủ khả năng hoặc không đến lượt mua vắc xin từ Mỹ và châu Âu.
- 03-11-202140 triệu liều vắc xin Covid-19 bị ùn ứ tại quốc gia Đông Nam Á này bất chấp đại dịch đe dọa phục hồi kinh tế
- 22-10-2021Tiêm 1 tỉ liều vắc-xin, Ấn Độ "ăn mừng" theo cách đặc biệt
- 12-10-2021Hàn Quốc viện trợ 1,1 triệu liều vắc xin AstraZeneca cho Việt Nam, 470.000 liều cho Thái Lan
- 07-10-2021Thành tựu lịch sử: Thế giới vừa có vắc xin chống sốt rét đầu tiên dành cho trẻ em
- 06-10-2021Tiêm đầy đủ vắc xin Mỹ, dân Singapore lũ lượt kéo tới phòng khám xin tiêm thêm Sinopharm vì một lợi ích không ngờ
Giờ đây, Trung Quốc đang tận dụng hoàn hảo đòn bảy đó để tăng cường xuất khẩu các loại vắc xin khác, chẳng hạn như phòng bệnh viêm não Nhật Bản, viêm phổi. Họ cạnh tranh với những gã khổng lồ bao gồm Pfizer Inc. và Merck & Co.
Phương Tây đặt câu hỏi về hiệu quả cũng như sự minh bạch về vắc xin Trung Quốc. Tuy nhiên, các quốc gia đang phát triển khác lại sẵn sàng chấp nhận vắc xin mà Bắc Kinh sản xuất bởi đơn giản đó là loại vắc xin duy nhất họ có thể tiếp cận nhằm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng.
Cú hích từ đại dịch đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của ngành dược Trung Quốc đồng thời mang lại cho các quốc gia nghèo khả năng tiếp cận với những mũi tiêm có thể cứu mạng họ với giá rẻ hơn. Bên cạnh đó, nó cũng giúp Trung Quốc tăng cường quyền lực mềm trên quy mô toàn cầu.
Sinopharm, công ty dược phẩm quốc doanh Trung Quốc, đang hợp tác xây dựng một nhà máy khổng lồ gần Belgrade, thủ đô Serbia. Thủ tướng Serbia Ana Brnabic cho biết nhà máy này có thể sản xuất vắc xin cho các bệnh khác, không chỉ phục vụ Serbia mà còn để xuất khẩu.
Tại Marocco, Công ty Công nghệ sinh học Walvax của Trung Quốc đang bán một loại vắc xin ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em. Các công ty khác của Trung Quốc cũng bán các loại vắc xin cho nhiều loại bệnh khác ở các quốc gia như Indonesia, Ai Cập…. Tất cả đều diễn ra sau thành công của vắc xin chống Covid-19.
"Trong lịch sử, Trung Quốc không phải quốc gia xuất khẩu vắc xin. Chính vì thế, có thể thấy rõ thay đổi bước ngoặt mà nước này tạo ra với vắc xin ngừa Covid-19. Đây cũng chính là cách đại dịch khiến thế giới của chúng ta không còn như trước", Thomas Bollyky, giám đốc chương trình Y tế Toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho biết.
Covid-19 cũng cho thấy ngành công nghiệp dược phẩm của Trung Quốc có thể linh hoạt như thế nào. Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 1,5 tỷ liều vắc xin Covid-19 ra toàn cầu, trong đó Sinovac Biotech Ltd. trở thành nhà cung cấp số 1 thế giới bằng cách tạo ra 1,9 tỷ liều vắc xin để tiêm trong nước và xuất khẩu. Pfizer mới chỉ tạo ra 1,5 tỷ liều cung cấp cho cả thế giới tính tới tháng 9 vừa qua.
Tuy nhiên, những thành tựu này không chỉ vừa mới xuất hiện mà được Trung Quốc chú trọng từ nhiều thập kỷ trước. Ra đời năm 2001, Walvax từng phải đi vay nặng lãi để trả lương cho các nhà khoa học. Công ty này tham gia vào các chương trình do chính phủ tài trợ để nghiên cứu, làm chủ các công nghệ vắc xin mới. Hôm nay, nó có giá trị vốn hóa 13,5 tỷ USD và sản xuất vắc xin viêm màng não, viêm phổi và các bệnh khác ở cả Trung Quốc và nước ngoài.
Vài năm trước, ông Huang Zhen, Phó Chủ tịch Walvax, đã thách thức vai trò tiên phong của Pfizer trong lĩnh vực sản xuất vắc xin phế cầu khuẩn để chống lại bệnh viêm phổi ở trẻ em, loại thuốc mang về cho Pfizer doanh thu 5,8 tỷ USD hàng năm. Để thuyết phục công ty đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu (đồng nghĩa với việc tốn kém hơn), Huang đã cam kết bán cổ phiếu của mình tại Walvax để trang trải chi phí 11,7 triệu USD nếu nghiên cứu thất bại.
Những câu chuyện tương tự cho thấy quyết tâm của Trung Quốc trong việc "khiêu chiến" các gã khổng lồ trong lĩnh vực sản xuất vắc xin. Với những gì mà họ làm được trong công cuộc chống đại dịch Covid-19, chắc chắn vắc xin Trung Quốc vẫn có thể tìm được "đất sống" cho mình.