MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bộ trưởng Bộ TN&MT: Hai nguyên nhân gây ra khiếu kiện đất đai

07-11-2012 - 15:57 PM |

Trong phiên họp Quốc hội chiều ngày 7/11, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang đã nêu ra hai nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan gây ra tình trạnh khiếu nại tố cáo liên quan đất đai.

Theo Bộ Trưởng Nguyễn Minh Quang có hai nguyên nhân gây nên tình trạng khiếu kiện liên quan đến đất đai.

Thứ nhất là nguyên nhân khách quan, vấn đề đất đai có tính lịch sử, trải qua thời kỳ với những biến động lớn về chủ sở hữu đất. Vì vậy, vấn đề liên quan đến đất đai phức tạp. Do đó, đây cũng là một nguyên nhân cần lưu ý.

Thứ hai là nguyên nhân chủ quan, theo Bộ trưởng, đây là vấn đề cơ bản và quan trọng. Hiện nay, các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý đất đai có nhiều luật khác nhau, khoảng trên 20 luật liên quan đến đất, các luật thường xuyên được bổ xung thay đổi, điều này gây khó khăn cho cơ quan quản lý đất, cho người sử dụng đất.

Thêm vào đó, do việc tổ chức thực hiện các luật có vấn đề dẫn đến khiếu kiện, nhất là các vụ việc liên quan đến thu hồi đất của cơ quan các cấp, cán bộ thi hành pháp luật, tổ chức UBND các cấp, những cán bộ thực thi công vụ.

Một nguyên nhân quan trọng nữa khiến tình trạng khiếu kiện đất đai gia tăng là do nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận người sử dụng đất, chưa am hiểu pháp luật do công tác truyên truyền giáo dục đất đai chưa rộng hoặc một bộ phận người dân bị lợi dụng vì mục đích xấu.

Ông Quang cũng nhấn mạnh, nguyên nhân khách quan là nguyên nhân quan trọng nhất cần tập trung giải quyết. Ông Quang cũng nhận xét trách nhiệm của Bộ Tài nguyên Môi trường: Tham mưu Chỉnh phủ, Quốc hội trong xây dựng luật liên quan đến quản lý đất, trong tổ chức văn bản pháp luật và thực hiện công tác quản lý; đôn đốc theo dõi, thanh tra kiểm tra thực hiện văn bản liên quan đến đất.

Bộ trưởng cũng đưa ra hướng đi của Bộ trong thời gian tới

1. Cần sửa luật và những văn bản liên quan đến luật đất.

2.  Đề nghị Quốc hội xem xét những bộ luật liên quan khác như luật dân sự, luật khiếu nại tố cáo.

3. Chấn chỉnh nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đất đai của tất cả các cấp. Hiện nay hiệu lực quản lý đất có nhiều mặt yếu. Vì vậy, cần xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý đất đai sâu và rộng.

4. Nâng cao nguồn lực hiệu quả giải quyết tranh chấp của bộ, các địa phương.

5. Tăng cường công tác tuyên truyền luật đất đai đối với dân.


Trang Huyền

ngatt

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên