MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đại biểu Quốc hội: ‘Luật Đất đai (sửa đổi) chưa tạo được bước đột phá’

19-11-2012 - 13:01 PM |

Phiên thảo luận Quốc hội sáng 19/11 có nhiều vấn đề về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được đặt ra như cơ chế thu hồi đất, giá đất đền bù, hỗ trợ tái định cư, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất…

Sáng ngày 19/11, Quốc hội đã họp phiên thảo luận về Luật Đất đai sửa đổi. Nhiều đại biểu đã có những đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Trong đó, đánh giá của nhiều Đại biểu là Dự thảo lần này đã có nhiều điểm mới, nhưng chưa có bước đột phá về giải quyết triệt để, căn cơ đối với những vấn đề còn bức xúc như cơ chế thu hồi đất, giá đất đền bù, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất,…

Theo Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này thì Nhà nước sẽ chủ động thu hồi đất, sau đó tạo quỹ đất sạch để giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá. Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ chế thu hồi đất, giá đất đền bù…chưa thực sự được giải quyết triệt để

Theo Đại biểu Trần Ngọc Vinh- Hải Phòng, về cơ chế thu hồi đất, Dự thảo cần xem xét lại một cách kỹ lưỡng. “Trong những năm vừa qua, chúng ta đã thu hồi quá nhiều đất để làm dự án. Trong khi đó rất nhiều dự án để hoang hóa trong khi nhân dân không có đát để canh tác.” Ông Ngọc nói.

Do đất đai cũng là một tài sản hàng hóa nên cơ chế thu hồi đất cần sử dụng hình thức trưng mua, trưng dụng. Nhà nước chỉ thu hồi đất vì mục dích quốc phòng, xây dựng các công trình lợi ích công cộng. Về thu hồi để phát triển kinh tế xã hội thì nên áp dụng trưng mua, trung dụng.

Đa phần ý kiến của các đại biểu Quốc hội liên quan đến vấn đề thu hồi đất là phải đảm bảo lợi ích hài hòa của 3 nhóm chủ thể tham gia đó là Nhà nước – Nhà đầu tư – Người sử dụng đất. Việc xây dựng Dự thảo Luật lần này phải đảm bảo được lợi ích hai hòa trên.

Theo đại biểu Dương Hoàng Hương, tỉnh Phú Thọ cơ chế thu hồi đất như tại Điều 53, 54 Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi là phù hợp và đảm bảo được vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết được chênh lệch giá đất, không rơi vào nhóm đầu cơ như trước đây.

Đại biểu tình Gia Lai cũng đồng tình với đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) là cần cân nhắc kỹ lưỡng đến vấn đề cơ chế thu hồi đất. Không nên áp dụng mệnh lệnh hành chính vào việc thu hồi đất. Vấn đề thu hồi đất cần đảm bảo bình đẳng cho người có đất. Nên áp dụng cơ chế trưng mua và trưng dụng tránh được tâm lý bức xúc của người dân. Đối với các dự án phát triển kinh tế nhỏ và vừa thì nên áp dụng phương án tự thỏa thuận để giảm bớt các thủ tục hành chính.

Về vấn đề giá đất, đền bù, hỗ trợ tái định cư cũng là một chủ đề “nóng” được các đại biểu quan tâm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ khiếu kiện, tố cáo của người dân trong những năm qua. Theo thống kê có đến 70% các vụ khiếu kiện có liên quan đến đất đai, trong đó có 52% là có đúng có sai.

Về giá đất đền bù, nhiều đại biểu cho rằng, chúng ta đã có cơ chế đền bù “sát với giá thị trường” tuy nhiên, trên thực tế giá đất đền bù cho người dân còn rất thấp so với giá thị trường. Do đó, đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc khiếu kiện, khiếu nại thời gian qua.

“Cụm từ “sát với giá thị trường” còn rất mơ hồ, không biết thế nào là sát giá thị trường nên dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, thiếu nhất quán ở nhiều địa phương. Đại biểu Lê Trọng Sang –TP.HCM nói

Trong Dự thảo Luật Đất đai có sửa lại thành “phù hợp với giá thị trường”. Tuy nhiên, đại biểu Sang cho rằng cụm từ này cũng không sáng sửa hơn, “phù hợp với giá thị trường” cũng chẳng khác gì “sát giá thị trường”.

Theo đại biểu Sang, nút thắt trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo là giá đất đền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và sinh kế cho người dân. Vậy làm thế nào để cởi nút thắt đó?

Nguyên tắc bồi thường là phải đảm bảo được công bằng cho người có đất. Giá trị bồi thường phải bằng với giá mua được 1 ngôi nhà tương đương cùng với các điều kiện sinh kế tương đương. Tạo sự công bằng giữa người bị thu hồi đất và người không bị thu hồi đất

Nhưng lâu nay, chính sách thu hồi đất của Nhà nước việc sinh kế cho người dân thường được xem nhẹ. Hiện Dự thảo Luật cũng chỉ dừng ở mức “người bị thu hồi đất được xem xét, hỗ trợ và được tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống”. Theo đại biểu Sang quy định như vậy có phần xem nhẹ, chưa có ràng buộc trách nhiệm đảm bảo sinh kế của người bị thu hồi đất.

“Vì kinh phí để đảm bảo cho người bị thu hồi đất chỉ là khoản hỗ trợ, mà hỗ trợ cũng có thể được hiểu là ban ơn, còn “được xem xét”c ó thể hiểu là có thể có có thể không, có thể có nhiều và cũng có thể có ít.” Đại biểu Sang nói.

Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng được xem là vấn đề bức thiết hiện nay. Theo Đại biểu Trần Ngọc Phương (tỉnh Tây Ninh), cần làm rõ quan điểm về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất để tránh lãng phí.

Hiện nay, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất còn chồng chéo nhau. Hai vấn đề này còn chưa có sự thống nhất với nhau. Đại biểu Phương đưa ra ví dụ, trên cùng một không gian mặt đất thì có rất nhiều quy hoạch được thực hiện như quy hoạch không gian của Bộ Xây dựng, quy hoạch sử dụng đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy hoạch phát triển nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp…không những dẫn đến sự chồng chéo mà còn gây lãng phí. Đại biểu kiến nghị cần lập một cơ quan chuyên trách về quy hoạch tại địa phương và trung ương.

Còn đại biểu Lê Thị Công (Vũng Tàu) thì cho rằng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện còn nhiều bất cập, chưa có tầm nhìn dài hạn, sự phát triển của một số địa phương còn hạn chế, quy hoạch sai mục đích, giao đất cho nhà đầu tư không đủ năng lực, lãng phí trong lập quy hoạch,…đại biểu kiến nghị Quốc hội xem lại QH-KH sử đụng đất theo tổng diên tích sang hoạch theo vùng đảm bảo an toàn xã hội, phù hợp quy hoạch nông thôn mới.

Luật Đất đại (sửa đổi) cần là động lực cho thị trường BĐS

Dự thảo Luật này đất đã tổng kết được thực tiễn thi hành luật 2003 và có nhiều vấn đề đặt ra. Theo đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng), Dự thảo Luật có ý nghĩa rất quan trọng về việc phát triển của thị trường bất động sản.

Nền tảng của thị trường bất động sản là đất, có thể nói pháp luật về đất đai là khung pháp lý có ý nghĩa quan trọng của việc phát triển thị trường BĐS. Sự phát triển méo mó của thị trường BĐS hiện nay là do đầu tư quá nhiều, đẩy giá BĐS quá cao vượt mức chịu đựng của nền kinh tế, vượt khả năng mua của người dân. Tình trạng khiếu kiện kéo dài làm nhiều dự án đình trệ.

Thực tế này đều có nguyên nhân từ bất cập trong việc thực thi pháp luật về đất đai. Mà pháp luật là khung pháp lý quan trọng nhất. Dự thảo luật đã có nhiều điềukhoản quy định về việc điều chỉnh thị trường nhưng chưa đồng bộ mang tính hệ thống, lành mạnh hóa thị trường, thức đẩy thị trường trong giai đoạn mới.

Do đó, Dự thảo cần lành mạnh hóa thúc đẩy thị trường bất động sản là một trong những mục tiêu quan.

14h chiều 19/11 Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận về Dự thảo Luật này.

Mạnh Dũng

thuatvk

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên