MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vùng Tây Nguyên sẽ có 117 đô thị hiện đại

24-07-2014 - 11:52 AM |

Vùng Tây Nguyên sẽ có tới 117 đô thị, 10 cửa khẩu và 24 khu công nghiệp, 74 cụm công nghiệp vào năm 2030.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch xây dựng vừng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) với tổng diện tích là 54.641,069 km2. Năm 2030, dự báo quy mô dân số toàn vùng khoảng 7.390.600 người, dân số đô thị khoảng 3.095.600 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40,7%.

Theo quy hoạch, vùng Tây Nguyên là đầu mối giao thương của các nước tiểu vùng sông Mê Kông và vùng biển Đông; vùng trọng điểm phát triển cây công nghiệp và là vùng bảo tồn bản sắc văn hóa...

Vùng Tây Nguyên được phân ra thành các tiểu vùng và dải hành lang phát triển kinh tế. Cụ thể các tiểu vùng gồm: Tiểu vùng Bắc Tây Nguyên (tập trung phát triển công nghiệp thuỷ điện; hình thành các khu du lịch sinh thái), Tiểu vùng Trung Tây Nguyên (tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản), Tiểu vùng Nam Tây Nguyên (tập trung phát triển ngành dịch vụ, công nghiệp khai thác).

Các dải hành hành lang phát triển kinh tế - đô thị gồm: Dải kinh tế phía Đông là vùng phát triển nông lâm nghiệp. Dải kinh tế trung tâm trọng tâm phát triển các loại cây công nghiệp chủ lực. Dải hành lang kinh tế phía Tây trọng tâm phát triển công nghiệp khai thác chế biến. Vùng kinh tế - Đô thị Nam Tây Nguyên (tỉnh Lâm Đồng) là vùng chuyên canh rau, hoa ôn đới...

Theo định hướng phát triển hệ thống đô thị, cửa khẩu, khu và cụm công nghiệp thì đến năm 2030 vùng Tây Nguyên sẽ có 117 đô thị. Đồng thời, vùng Tây Nguyên cũng xây dựng 10 cửa khẩu và 24 khu công nghiệp, 74 cụm công nghiệp. Trong đó, mỗi huyện hình thành từ 1 - 2 cụm hoặc điểm công nghiệp quy mô 20 - 50 ha chủ yếu là công nghiệp chế biến nông - lâm sản để phát triển kinh tế địa phương.

Lan Anh

ngatt

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên