Chính thức đề xuất tăng 15% lương hưu với 8 nhóm đối tượng từ đầu năm 2022
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, trong đó Bộ đề xuất điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng cho 8 nhóm đối tượng từ ngày 1/1/2022.
- 02-07-2021[Mới] Lao động tự do được hỗ trợ 1.500.000 đồng hoặc 50.000 đồng cho mỗi ngày phải dừng hoạt động theo yêu cầu địa phương
- 01-07-2021Hộ kinh doanh phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên vì phòng, chống Covid-19 sẽ được hỗ trợ 3.000.000 đồng
Cụ thể, đối với người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh mà vẫn thấp hơn 2,5 triệu đồng/tháng thì tiếp tục điều chỉnh, theo hướng tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2,3 triệu đồng/người/tháng trở xuống.
Đồng thời, tăng lên bằng 2,5 triệu đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2,3 đồng/người/tháng đến dưới 2,5 đồng/người/tháng.
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mức điều chỉnh 15% nhằm đảm bảo bù đắp trượt giá để duy trì giá trị của khoản lương hưu, trợ cấp hiện hưởng của người thụ hưởng do tác động bởi yếu tố lạm phát. Đồng thời, chia sẻ một phần thành quả từ phát triển kinh tế của 3 năm 2019, 2020 và năm 2021, do trong năm 2020 và năm 2021 không thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Mức điều chỉnh trên thấp hơn mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội trong 3 năm 2019, 2020 và năm 2021 (khoảng gần 17%), phù hợp với tốc độ tăng trưởng đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội.
Dự kiến, thực hiện theo phương án này thì số đối tượng được điều chỉnh từ nguồn ngân sách nhà nước chi trả ước là 878.156 người, ước tính kinh phí tăng thêm trong năm 2022 là 6.319 tỷ đồng. Số đối tượng được điều chỉnh từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội chi trả ước là 2.179.897 người, dự kiến kinh phí tăng thêm trong năm 2022 là 20.591 tỷ đồng.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhận định, việc thực hiện điều chỉnh lương hưu từ ngày 1/1/2022 với mức điều chỉnh 15% có tác động tích cực về mặt kinh tế, xã hội đối với những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp, đảm bảo phù hợp với quy định tại Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội.
8 nhóm đối tượng được đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
1. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.
2. Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92, Nghị định số 34, Nghị định số 121, Nghị định số 09.
3. Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật, người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91, Quyết định số 613; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu buộc phải thôi việc.
4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 130 của Hội đồng Chính phủ bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã và Quyết định số 111-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường.
5. Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 142, Quyết định số 38 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 53 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 62.
8. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.