MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cho 2 học trò thi mở khóa két sắt, ông thầy chọn được người kế nhiệm sau khi hỏi "trong két có gì?"

25-05-2020 - 21:30 PM | Sống

Câu trả lời khác nhau của 2 người học trò đã giúp cho người thầy có được lựa chọn tốt nhất cho vị trí người kế nhiệm.

Làm người nhất định phải phải tử tế! Người tử tế tốt bụng sẽ luôn được nhiều người giúp đỡ trong công việc, sẽ luôn gặp được nhiều mối nhân duyên, mối quan hệ tốt đẹp, đồng thời cũng nhận được sự tôn trọng của mọi người.

Tử tế cũng là một trong những nền tảng cơ sở tạo nên thành công của một người. Làm người nếu không tử tế sẽ chẳng bao giờ có được sự ủng hộ từ bạn bè và những người xung quanh.

Tử tế, tốt bụng chính là cảnh giới cao nhất mà một người có thể đạt được. Hai câu chuyện dưới đây gửi đến tất cả chúng ta một thông điệp: Làm người nhất định phải tử tế tốt bụng, ông trời sẽ không bao giờ ức hiếp người tử tế.

Câu chuyện thứ nhất

Cách đây rất lâu, có một người thợ sửa khóa, cuộc đời ông đã từng sửa vô số loại khóa khác nhau nên kỹ thuật sửa vô cùng tốt, hơn thế bản thân ông bất kể là làm người hay làm kinh doanh đều vô cùng tử tế tốt bụng, vì thế mọi người đều rất tôn trọng ông.

Thời gian cứ thế dần trôi đi, ông cũng ngày một già đi nhưng vì không muốn kỹ thuật sửa khóa của mình bị thất truyền ông đã thu nhận hai người học trò, dự định sẽ đem kỹ thuật truyền hết cho một trong hai người họ.

Sau một thời gian, khi hai người học trò đều đã học được rất nhiều điều, ông quyết định để hai người họ cùng làm một bài kiểm tra.

Ông đã chuẩn bị trước hai chiếc két sắt lần lượt đặt trong hai căn phòng khác nhau, để hai người học trò thi mở khóa.

Cho 2 học trò thi mở khóa két sắt, ông thầy chọn được người kế nhiệm sau khi hỏi trong két có gì? - Ảnh 1.

Kết quả người học trò thứ nhất chỉ trong vòng chưa đầy 10 phút đã mở được khóa, còn người học trò thứ hai lại mất đến nửa giờ mới mở được. Mọi người ai cũng reo hò khen ngợi người học trò thứ nhất có kỹ thật tốt.

Ông thợ sửa khóa thấy vậy bèn hỏi người học trò thứ nhất: "Bên trong két sắt chứa thứ gì?" Người học trò thứ nhất dùng ánh mắt sáng rực nói: "Thưa thầy bên trong có rất nhiều tiền, khiến người ta nhìn thấy mà hoa cả mắt."

Người thợ sửa khóa lại hỏi người học trò thứ hai: "Con thử nói xem bên trong két sắt chứa thứ gì?" người học trò thứ hai ngập ngừng rất lâu mới nói: "Thưa thầy, con không nhìn xem bên trong có gì vì thầy chỉ bảo con mở khóa thôi."

Người thợ sửa khóa đã rất vui mừng và trịnh trọng tuyên bố người học trò thứ hai trở thành người kế nhiệm ông.

Kết quả này khiến quần chúng mơ hồ không hiểu, người học trò lớn cũng tỏ vẻ không phục.

Người thợ sửa khóa chỉ mỉm cười nói: "Làm nghề này của chúng tôi bắt buộc phải học được cách khiến cho trong tâm mình, ngoài khóa ra thì không còn bất kì thứ gì khác, đối với tiền tài phải nhắm mắt làm ngơ, phải làm như có nhìn mà không thấy, trong tâm phải luôn có một ổ khóa mà vĩnh viễn không thể mở ra."

Câu nói cuối cùng của người thợ sửa khóa trong câu truyện này giống như một câu giải thích cho việc làm người phải "tử tế".

Vậy tử tế là gì?

Tử tế chính là chuyên tâm vào công việc, sống thật với lương tâm, bỏ qua mọi danh lợi.

Bởi chỉ có tập trung làm việc mới có thể giúp ta tiến bộ không ngừng; bởi chỉ có sống thật với lương tâm ta mới không đi nhầm đường; bởi chỉ có bỏ qua được danh lợi mới không bị phiền muộn bởi lợi ích và danh tiếng.

Chính vì điều này mà những người tốt bụng tử tế mới luôn hạnh phúc, ông trời sẽ không ức hiếp người tử tế.

Câu chuyện thứ hai

Ở thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc có một câu tiếng lóng là "Phụng Tường Cải Cải" dùng để chỉ một người đặc biệt ngốc nghếch. Lịch sử của cụm từ này không dài, nguồn gốc cũng hết sức rõ ràng.

Chuyện phải kể từ những ngày đầu giải phóng Trung Quốc, tại huyện Phụng Tường thành phố Bảo Kê có một người phụ nữ họ Trương tên Cải Cải. Cô chưa từng được đi học nhưng sống rất tử tế, tốt bụng.

Tuy nhiên, sự tử tế tốt bụng này của cô trong mắt người khác lại vô cùng ngu ngốc. Sau khi trưởng thành và lập gia đình, thật không may chồng cô lại mất sớm khiến Cải Cải cô đơn một mình không nơi nương tựa, cô mở một hàng nước nhỏ bên đường kiếm sống qua ngày.

Cải Cải không biết đọc số để tránh nhận nhầm tiền, cô đã tìm một đồng 2 xu để làm mẫu, mỗi cốc nước bán giá 2 xu, mỗi khi bán được một cốc cô đều so sánh đồng tiền người ta trả với đồng tiền mẫu của mình, to hơn hay nhỏ hơn đều không nhận, là tiền giấy lại càng không nhận.

Việc làm khi ấy của cô gần như đã trở thành chuyện cười cho mọi người nơi đây, mọi người coi "Cải Cải" như một danh từ thay thể để chỉ sự ngu si đần độn chuyên dùng để chửi mắng người khác, nói thẳng ra là muốn mắng "mày ngu như Cải Cải vậy".

Lâu dần, câu nói này lại trở thành tiếng lóng của người dân nơi đây.

Điều khiến người ta không ngờ đến là công việc kinh doanh của Cải Cải ngày một tốt lên, rất nhiều người đến hàng nước của cô nghỉ ngơi uống nước, có người cũng chỉ vì muốn uống một cốc nước "giá 2 xu" của Cải Cải mà không ngại đường xá xa xôi lặn lội đến đây.

Thậm chí một hôm có vị lãnh đạo rất nổi tiếng trên tỉnh cũng vì nghe danh tiếng mà đến thăm hàng nước của cô, trong nháy mắt Cải Cải trở nên nổi tiêng không chỉ tại thành phố Bảo Kê mà khắp cả khu vực Tây Bắc Trung Quốc đều biết đến cô.

Cho 2 học trò thi mở khóa két sắt, ông thầy chọn được người kế nhiệm sau khi hỏi trong két có gì? - Ảnh 2.

Kiểu người trung thực lại tử tế như Cải Cải ấy vậy mà có được thành công ngoài mong đợi như vậy.

Mọi người đều mơ hồ không hiểu được tại sao. Nhưng nghĩ kĩ lại thì cũng không phải quá khó hiểu.

Đối xử với những người tử tế tốt bụng như vậy, đa phần mọi người đều tỏ thái độ ôn hoà, sẽ không lo lắng đến việc bản thân sẽ bị lừa, càng không cần quan tâm hay nghi ngờ ý đồ của người ấy, tất cả mọi thứ đều hết sức đơn thuần và tốt đẹp.

Đây chính là điều hấp dẫn mọi người cũng là điều khiến người ta cảm thấy cảm động. Con người nhìn chung vẫn là sống hướng thiện, hầu hết mọi người đều theo đuổi một cuộc sống thuần khiết mà đẹp đẽ.

Theo Khánh An

Trí thức trẻ

Trở lên trên