Cho Trung Quốc thuê đất 99 năm và do Trung Quốc đầu tư, khu resort ở Campuchia có gì mà khiến Mỹ lo lắng?
Chiếm tới 20% đường bờ biển của Campuchia, khu đầu tư Dara Sakor nhận dòng vốn dồi dào từ Trung Quốc và không giống như bất kỳ khu đầu tư nào khác ở Campuchia.
- 19-07-2019"Bẫy nợ ngoại giao" cùng rủi ro mà các nước gánh chịu và cái giá Bắc Kinh phải trả khi triển khai Sáng kiến Vành đai, Con đường
- 26-03-2019Một nửa thế giới trở nên hoang mang khi Ý "thân mật" với Trung Quốc tham gia Vành đai con đường
- 17-05-2017“Trật tự thế giới mới” của Trung Quốc (3): Tiền Trung Quốc biến đổi châu Phi
Đi dọc theo những bãi biển nên thơ của Campuchia, thỉnh thoảng gặp những đàn voi thẩn thơ đi dạo trong công viên quốc gia lớn nhất nước, bạn sẽ tới một khu vực rộng lớn có diện tích bằng một nửa Singapore đang khiến các chiến lược gia quân sự của Mỹ và nhiều nước khác phải bận tâm.
Dara Sakor, khu đầu tư trị giá 3,8 tỷ USD được Trung Quốc hậu thuẫn chiếm 20% đường bờ biển của Campuchia, không giống như bất kỳ dự án nào khác ở quốc gia Đông Nam Á đang phát triển này. Thuộc sở hữu của 1 công ty Trung Quốc có hợp đồng thuê đất 99 năm, quy hoạch dự bán bao gồm cả 1 sân bay quốc tế, cảng biển nước sau và 1 khu công nghiệp bên cạnh 1 resort hạng sang với nhà máy phát điện, nhà máy xử lý nước và cả các cơ sở y tế riêng chỉ phục vụ khu vực này.
Tuy nhiên quy mô khổng lồ của Dara Sakor lại đang khiến Mỹ lo ngại rằng khu resort có thể trở thành một phần của 1 kế hoạch lớn hơn giúp Trung Quốc đặt các căn cứ quân sự ở Campuchia. Nếu như hải quân Trung Quốc có thể hiện diện ở đây, đó sẽ là một lợi thế lớn về mặt quân sự ở Đông Nam Á.
Về phần mình, Chính phủ Campuchia khẳng định họ không có gì để giấu giếm.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên sự hiện diện của Trung Quốc ở Campuchia khiến chính quyền Tổng thống Trump lo lắng. Rộng hơn, Mỹ còn cho rằng sáng kiến Vành đai con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình – mà trong đó Trung Quốc xây dựng rất nhiều cảng biển và các dự án cơ sở hạ tầng có vị trí chiến lược ở Sri Lanka, Pakistan và Myanmar – sẽ dọn đường để Trung Quốc thiết lập nhiều căn cứ quân sự ở nước ngoài.Với 3/4 vốn đầu tư là từ Trung Quốc, Campuchia trở thành đối tác ngày càng quan trọng của Bắc Kinh ở Đông Nam Á.
Kể từ khi nhậm chức năm 2017, ông Trump đã nhiều lần công khai hoài nghi về giá trị của những đồng minh lâu năm của Mỹ không chỉ ở châu Á mà là trên khắp thế giới. Điều đó mở ra cơ hội cho Trung Quốc và Nga củng cố mối quan hệ chiến lược với các quốc gia thân thiện.
Bao phủ diện tích 360km2 của công viên quốc gia Botum Sakor, Dara Sakor nổi lên là 1 điểm du lịch từ năm 2008, sau khi tập đoàn phát triển Thiên Tân của Trung Quốc ký hợp đồng thuê khu vực này. Công ty Thiên Tân cũng được các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc ủng hộ dự án ở Dara Sakor và muốn tạo ra một "tân đô thị" ở đây.
Khung cảnh bên trong khu resort.
Các bài quảng cáo trên website của tập đoàn Thiên Tân bày ra những kế hoạch đầy tham vọng: 1 sân bay có thể tiếp nhận một nửa số du khách đến với Campuchia, cảng nước âu có thể tiếp đón tàu cỡ lớn và cả đường sắt cao tốc kết nối với thủ đô Phnom Penh và Siem Reap – nơi có đền Angkor nổi tiếng và hiện là điểm du lịch hot nhất ở Campuchia. Năm ngoái, khách Trung Quốc chiếm khoảng 1/3 trên tổng số 6,2 triệu khách đến Campuchia. Du lịch đóng góp khoảng 13% GDP.
Khi phóng viên Bloomberg tới Dara Sakor đầu tháng 7, không có điều gì bất thường xuất hiện ở đây. Một nhân viên của resort cho rằng cần phải có sân bay mới vì hiện phải mất khoảng 3,5 giờ lái xe để đi từ Sihanoukville – thị trấn ven biển nơi cũng đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư từ Trung Quốc và gây ra nhiều xáo trộn cho đời sống của người dân địa phương.
Tại 1 chốt kiểm tra phía trước công trường xây dựng sân bay mới (mà theo dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm tới), chỉ có một người bảo vệ chỉ đường cho xe cộ đi vào khu vực thi công bụi mù mịt. Khách tham quan có thể lái xe quanh khu vực này. Nhà ga vẫn chưa được xây dựng, và chỉ có khoảng hơn một chục công nhân đang làm việc.
Có 1 chốt kiểm tra khác trước con đường dài 67km nối khu resort với cảng nước sâu. Con đường khá gồ ghề và hoang vắng, ít có dấu hiệu của sự sống.
Bên trong khu resort vốn mở cửa từ năm 2014, khách du lịch cả bản địa và nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) đang ăn uống và bơi lội, nghỉ ngơi cùng gia đình. Khu resort có 1 sân golf khá đẹp và 1 bãi biển có cát trắng phau. Nhìn chung khung cảnh cho thấy cho thấy sự chăm sóc tỉ mỉ, nhưng thỉnh thoảng cũng có dấu hiệu xuống cấp: những hồ nước nhân tạo không mấy sạch sẽ và cỏ dại mọc lên trên những lối đi.
Một người lái xe làm việc tại resort đã phá lên cười khi nghe thấy ý tưởng khu resort này có thể trở thành căn cứ quân sự của Trung Quốc.
Các công trường vẫn đang rầm rộ mọc lên ở Sihanoukville
Tại 1 hội thảo về an ninh tại Singapore tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Wei Fenghe bác bỏ lập luận cho rằng nước ông đang xây dựng 1 căn cứ quân sự ở Campuchia. Tuy nhiên vẫn có một vài yếu tố khiến các chiến lược gia quân sự lo ngại: sân bay mới sẽ có thể tiếp nhận 10 triệu khách mỗi năm, tức công suất cao gấp đôi so với sân bay ở Phnom Penh và lớn gấp 40 lần lượng khách đến sân bay Sihanoukville năm 2017 – nơi có rất nhiều khách sạn và casino. Koh Kong chỉ có khoảng 150.000 khách quốc tế trong năm ngoái.
"Trừ khi có lượng khách sẵn có tương đương, bạn sẽ không xây dựng 1 sân bay lớn đến vậy, đặc biệt là khi đã có 1 sân bay ở gần đó", tướng đã về hưu Vinayak Bhat của Ấn Độ nhận xét. Cảng nước sâu cũng không có ý nghĩa về du lịch, trong khi có thể biến thành căn cứ hải quân chỉ sau 1 đêm.