Cho vay 500 tỷ nhưng tài sản thế chấp chỉ có 70 tỷ
Mặc dù biết tài sản thế chấp của Phạm Công Danh tại thời điểm giải ngân chỉ có trên 70 tỷ đồng nhưng các cán bộ OceanBank vẫn quyết định cho Phạm Công Danh vay 500 tỷ đồng.
- 17-02-2017Vì sao Hà Văn Thắm lại “đánh bài chuồn” khỏi thương vụ mua Ngân hàng Đại Tín?
- 16-02-2017Ông Hà Văn Thắm và người liên quan từng sở hữu gần 63% vốn OceanBank
- 15-02-2017Doanh nghiêp “họ” Ocean lún sâu vào thua lỗ kể từ sau biến cố liên quan đến ông Hà Văn Thắm
- 10-02-2017Đại án Oceanbank: Hà Văn Thắm chuẩn bị hầu tòa 20 ngày liên tiếp
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao về vụ án Hà Văn Thắm, giữa tháng 12/2012, Hà Văn Thắm (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương OceanBank), Phạm Công Danh (chủ tịch HĐQT công ty cổ phần tập đoàn Thiên Thanh) và bà Hứa Thị Phấn (cổ đông lớn của Ngân hàng Đại Tín – đại diện nhóm sở hữu gần 85% vốn ngân hàng này) đã bàn bạc và thống nhất việc Thắm sẽ cho Danh vay 500 tỷ đồng từ OceanBank và thế chấp bằng tài sản của bà Phấn.
Số tiền này Danh sẽ chuyển lại để tất toán 5 hợp đồng vay của nhóm bà Phấn tại Ngân hàng Đại Tín, đồng thời được ghi nhận vào việc Danh trả tiền mua cổ phần Ngân hàng Đại Tín của nhóm bà Phấn. (Trước đó bà Phấn đã ký hợp đồng ngày 9/10/2012 với nội dung chuyển nhượng hơn 252 triệu cổ phần TrustBank cho Danh với tổng giá trị là hơn 4,619 tỷ đồng kèm theo việc kế thừa các nghĩa vụ trả nợ và quyền được sở hữu tài sản đảm bảo từ các khoản vay và các khoản khác của bà Phấn tại Ngân hàng này).
Số tiền 500 tỷ đồng OceanBank cho Phạm Công Danh vay được hai bên thống nhất sử dụng pháp nhân để vay tiền là Công ty TNHH MTV TM và dịch vụ Trung Dung (công ty Trung Dung).
Nhưng, theo cáo trạng, Hà Văn Thắm với cương vị chủ tịch HĐQT, chủ tịch HĐ Tín dụng của ngân hàng cùng Nguyễn Văn Hoàn là Phó TGĐ phụ trách tín dụng, ủy viên HĐ tín dụng của ngân hàng đã đồng ý cho Trung Dung vay, mà bản chất là cho Phạm Công Danh vay 500 tỷ mà tài sản đảm bảo không đủ điều kiện.
Cụ thể, công ty Trung Dung có vốn điều lệ trên giấy tờ là 250 tỷ đồng do ông Trần Văn Bình là Tổng giám đốc và là người góp 100% vốn.
Các tài sản thế chấp gồm phần vốn góp 250 tỷ đồng của Trần Văn Bình tương đương 100% vốn công ty Trung Dung. Số tiền thể hiện vốn góp chỉ là vốn điều lệ ghi trên giấy, còn thực tế không có số tiền này vì ông Trần Văn Bình là lái xe cho Phạm Công Danh và được Danh nhờ đứng tên làm giám đốc. Do vậy Hà Văn Thắm và Nguyễn Văn Hoàn không yêu cầu khối khách hàng doanh nghiệp thẩm định số tài sản này.
Thứ hai, tài sản của bên thứ ba gồm quyền phát sinh từ hợp đồng góp vốn và đầu tư xây dựng nhà ở, một lô có diện tích 147m2 và một lô 281,5m2, giữa công ty CP Địa ốc và xây dựng SGG với 2 cá nhân là bà Ngô Kim Huệ và ông Hồ Văn Tân. Về nhóm tài sản thế chấp này, theo cáo trạng, hồ sơ pháp lý chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chưa xác định số vốn góp cụ thể, không ký các hợp đồng thế chấp, công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo.
Tài sản tiếp theo là giá trị cổ phần công ty tập đoàn SSG của 3 cá nhân là bà Ngô Kim Huệ, bà Hứa Thị Phấn và bà Hứa Thị Bích Hạnh. Các cổ phần này chưa được niêm yết trên sàn chứng khoán, giao dịch ít và phụ thuộc vào thị trường tự do cũng như mối quan hệ, không có cơ sở pháp lý để xác định giá trị.
Ngày 23/11/2012, OceanBank đã giải ngân 500 tỷ vào tài khoản của công ty Trung Dung tại Vietcombank chi nhánh Phú Thọ TP.HCM, sau đó chuyển tới tài khoản của công ty Trung Dung tại Ngân hàng Xây dựng (sau khi Phạm Công Danh mua lại TrustBank thì đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng).
Nhưng theo kết quả thẩm định giá giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay 500 tỷ đồng này xác định, với tài sản 250 tỷ đồng góp vốn của ông Trần Văn Bình là không có cơ sở định giá; tài sản từ quyền phát sinh từ 2 hợp đồng góp vốn đầu tư tại thời điểm giải ngân là gần 12 tỷ đồng, và hiện tại là hơn 63,9 tỷ đồng.
Đối với tài sản đảm bảo là hơn 5,8 triệu cổ phần tại công ty CP tập đoàn SSG của 3 cá nhân tại thời điểm giải ngân là gần 59 tỷ đồng và hiện tại là hơn 87 tỷ.
Như vậy tổng giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay 500 tỷ đồng của công ty Trung Dung tại thời điểm giải ngân là gần 70,8 tỷ đồng và tại thời điểm hiện nay là hơn 156 tỷ.
Cáo trạng xác định, trừ giá trị tài sản đảm bảo đã được định giá thì khoản vay của công ty Trung Dung còn thiệt hại hơn 343 tỷ đồng tiền gốc, chưa tính hơn 201 tỷ tiền lãi tại thời điểm 21/20/2014 (trong đó hơn 81 tỷ tiền lãi quá hạn, 16,8 tỷ tiền phạt quá hạn và hơn 103,7 tỷ đồng phạt gốc quá hạn).
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Xét xử vụ Hà Văn Thắm
Xem tất cả >>- Vụ Hà Văn Thắm: Ông Phạm Công Danh và bà Hứa Thị Phấn bị khởi tố
- Hà Văn Thắm: Nếu chi lãi suất ngoài gây thiệt hại cho Oceanbank thì bản thân cũng mất ngàn tỷ
- Yêu cầu làm rõ trách nhiệm để thất thoát 800 tỷ của PVN đầu tư vào OceanBank
- Hoãn phiên tòa, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ Hà Văn Thắm
- Hình ảnh các bị cáo Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh trong chiều mưa tầm tã