Chủ nhân Nobel kinh tế 2013 cảnh báo bong bóng trên TTCK Mỹ bắt nguồn từ Donald Trump
Theo nhà kinh tế học đạt giải Nobel Robert Shiller, năm 2000, các nhà đầu tư đắm chìm trong “câu chuyện thần kỳ về một kỷ nguyên mới” đầy hứa hẹn do Internet mang lại. Ngày nay, “người thay đổi cuộc chơi” chính là một nhân vật chính trị: Tổng thống Donald Trump với kế hoạch cắt bỏ luật lệ và thuế, đồng thời đầu tư 1.000 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng.
- 25-02-2017“Tuần trăng mật” của chứng khoán Mỹ dưới thời ông Trump còn bao lâu?
- 11-11-2016Ngược với dự báo, chứng khoán Mỹ lập đỉnh nhờ "hiệu ứng" Donald Trump
- 13-09-2016Lý do nguy hiểm khiến chứng khoán Mỹ cứ tăng điểm mãi
Lần cuối cùng Robert Shiller nghe thấy các nhà đầu tư trên TTCK Mỹ có những cuộc đối thoại kiểu như hiện nay là từ năm 2000. Và đáng buồn là khi đó những người đặt cược vào xu hướng tăng giá đã phải đón một cái kết không có hậu.
Theo nhà kinh tế học đạt giải Nobel Robert Shiller, năm 2000, các nhà đầu tư đắm chìm trong “câu chuyện thần kỳ về một kỷ nguyên mới” đầy hứa hẹn do làn sóng cách mạng công nghệ mang lại. Mạng Internet đã định hình lại hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ và khiến những phương thức đánh giá giá trị theo phong cách truyền thống bị lỗi thời. Còn ngày nay, “người thay đổi cuộc chơi” chính là một nhân vật chính trị: Tổng thống Donald Trump với kế hoạch cắt bỏ luật lệ và thuế, đồng thời đầu tư 1.000 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng.
“Đó đều là những thời điểm mang tính cách mạng”, Shiller – người nổi tiếng vì đã cảnh báo chính xác về cuộc khủng hoảng bong bóng dot-com hay khủng hoảng nhà đất ở Mỹ.
Đối với Shiller, sức mạnh của “những câu chuyện mang tính cách mạng” giúp đưa ra câu trả lời cho một trong những câu hỏi nóng nhất trên phố Wall hiện nay trong bối cảnh thị trường liên tiếp lập đỉnh: Tại sao các nhà đầu tư quá lạc quan trong khi những rủi ro cũng không phải là nhỏ? Bên cạnh những lời hứa có lợi cho doanh nghiệp, chính sách ngoại giao không mềm mỏng và phong cách quản lý có phần thất thường của ông Trump là những thứ nuôi dưỡng sự thiếu ổn định – điều mà nhà đầu tư ghét nhất.
Trên các sàn giao dịch tràn ngập những biểu đồ minh họa cho câu hỏi hóc búa này. Cuối năm ngoái, Societe Generale công bố một biểu đồ “đáng sợ” thể hiện mức độ thiếu chắc chắn về chính sách kinh tế toàn cầu đã lập kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, kể từ khi ông Trump chiến thắng đến nay, VIX – chỉ số thông dụng nhất được sử dụng để đo lường độ biến động trên TTCK Mỹ - đã giảm hơn 30%.
“Tôi không nói rằng toàn bộ thị trường đều sai. Các nhà đầu tư là những cá nhân rất thông minh, nhưng rất khó để tìm ra lý do tại sao hiện nay thị trường lại bình yên đến vậy”, Nicholas Bloom, chuyên gia kinh tế đang công tác tại ĐH Stanford cũng có đồng quan điểm.
Lời giải thích đơn giản nhất có lẽ là giá cổ phiếu chịu tác động từ những tiến triển thực sự trong nền kinh tế và lợi nhuận của doanh nghiệp nhiều hơn là từ Donald Trump. Với tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức dưới 5% và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong chỉ số S&P 500 được dự báo sẽ ở mức cao nhất kể từ trước đến nay. Do vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi thị trường tăng điểm.
Tuy nhiên, theo Ethan Harris, chuyên gia đến từ Bank of America Merrill Lynch, xét đến cả những lý do kể trên thì mức tăng hiện nay vẫn là quá cao. Ông cho rằng giống như cậu bé chăn cừu nhiều lần nói dối về con sói, gần đây những dự báo bi quan đã không trở thành sự thực. Từ cuộc chiến trần nợ ở Mỹ năm 2011 đến Brexit năm 2016, những gì xảy ra khiến nhà đầu tư nghĩ rằng các NHTW sẵn sàng giải cứu khi thị trường rơi. Đồng thời thị trường cũng đã quá quen với các cú sốc và đã học cách sống chung với sự bấp bênh.
Đối với Hersh Shefrin, giáo sư tài chính tại ĐH Santa Clara và là tác giả của 1 cuốn sách viết về tác động của yếu tố tâm lý lên thị trường xuất bản năm 2007, đà tăng giá của chứng khoán Mỹ trong thời gian vừa qua là một ví dụ khác về tâm lý của thị trường. Ông so sánh thời điểm hiện tại với bong bóng hoa tulip nổ ra ở Hà Lan hồi thế kỷ 17.
Kể cả những sinh viên bình thường nhất của môn lịch sử thị trường tài chính cũng đã quá quen thuộc với cơn sốt đẩy giá một củ tulip lên mức bằng cả 1 căn biệt thự. Khi đó cũng là thời điểm bệnh dịch hạch đang hoành hành ở châu Âu. “Xung quanh có rất nhiều người chết. Và thị trường tài chính phát đi những tín hiệu trái ngược với tâm trạng của xã hội, củ hoa tulip giống như một thứ để bấu víu trong thời điểm nỗi sợ tràn ngập”.
Shiller nói rằng khi thị trường sôi động như hiện nay, chống lại sức hấp dẫn của việc mua vào là rất khó. “Tổng thống Trump liên tục nói về sự đổi mới, bởi vậy một là bạn tin vào những điều ông ấy nói, hai là bạn có thể tin vào những gì người khác tin”.
Cuốn sách “Irrational Exuberance” được xuất bản vào đầu năm 2000 - đúng vào thời điểm bong bóng dot-com lên đến đỉnh điểm, nhà kinh tế học của ĐH Yale cũng đã có nhiều lần dự báo quá bi quan. Năm 1996 ông cảnh báo rằng các cổ phiếu đang ở mức giá quá cao, nhưng các nhà đầu tư mua và nắm giữ quỹ chỉ số S&P 500 từ giữa năm 1996 đến nay sẽ thu được mức lợi suất hàng năm lên tới 8% trong 10 năm sau đó, còn những người đợi đến đầu năm 2000 mới đầu tư sẽ mất tiền.
Ở thời điểm hiện tại, Shiller cho biết ông không mua thêm cổ phiếu Mỹ mà tập trung vào các thị trường nước ngoài. Yếu tố khiến ông thận trọng là hệ số P/E điều chỉnh chu kỳ của chỉ số S&P 500 dù vẫn đang thấp hơn khoảng 30% so với năm 2000 nhưng tương đương với mức của năm 1929.