MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chủ tịch JVE: Dự án 'Công viên lịch sử văn hóa tâm linh Tô Lịch' không phải để làm giàu

22-09-2020 - 16:20 PM | Xã hội

Đại diện JVE khẳng định, dự án cải tạo sông Tô Lịch thành "Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch" không phải để làm giàu hay kiếm lợi nhuận.

Sáng 22/9, Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật - Việt (JVE - đơn vị tham gia xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch) tổ chức thông tin về giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành "Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch" bằng nguồn vốn từ Nhật Bản.

Theo JVE, đây là Dự án thuộc nhóm lĩnh vực công ích của Thành phố Hà Nội, nên sẽ do cơ quan ban ngành của Thành phố quản lý, vận hành, khai thác hoặc cơ chế phối hợp với đơn vị bên ngoài...

JVE và liên danh Tổng thầu Nhật Bản không có bất cứ yêu cầu, điều kiện ràng buộc nào với Thành phố như về việc phải cho ưu đãi thuế trong bao nhiêu năm, hay nhà đầu tư sẽ được kinh doanh, khai thác du lịch có thời hạn trên sông Tô Lịch, hay đề xuất Thành phố sẽ ưu đãi một số loại thuế cho doanh nghiệp.

"Đây không phải là một dự án để JVE làm giàu, kiếm lợi nhuận, cũng không phải là dự án mà các bạn Nhật Bản coi là nơi kiếm thặng dư", JVE nói và cho biết, nếu vì lợi nhuận thì JVE sẽ chọn hướng đầu tư khác chứ không chọn địa điểm "nhạy cảm" như sông Tô Lịch.

 Chủ tịch JVE: Dự án Công viên lịch sử văn hóa tâm linh Tô Lịch không phải để làm giàu - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Tuấn Anh.

Ông Nguyễn Tuấn Anh (Chủ tịch HĐQT JVE) nêu quan điểm, nhiều ý kiến nghi ngờ JVE xây dựng công trình nhằm thu lợi về mình. Tuy nhiên, ông khẳng định "sông Tô Lịch không phải là nơi đơn vị kiếm tiền".

Theo Chủ tịch JVE, dự án xuất phát từ tình cảm của Chính phủ Nhật Bản đối với nhân dân Thủ đô Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung; và từ cả phía doanh nghiệp JVE với cùng mục tiêu chung là quyết tâm thực hiện để giúp hồi sinh, khẳng định vị thế của dòng sông đã gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Về dư luận xung quanh việc gắn từ "tâm linh" trong tên của dự án đề xuất, theo ông Tuấn Anh, những yếu tố dịch vụ tâm linh hay những tượng đài... không phải là việc bị cấm, vấn đề là có hợp lý hay không.

“Có nhiều chuyên gia nói rằng 'tâm linh' có ý nghĩa rất rộng nhưng không liên quan gì đến việc xử lý chất thải. Chuyên gia nói như vậy là cố tình nói chệch hướng vấn đề. Bởi, trước khi dòng sông chưa được xử lý triệt để mùi hôi thối, ô nhiễm, thì sẽ không ai đặt tượng đài vào.

Dự án xử lý triệt để các nguồn ô nhiễm cả bên trong và bên ngoài sông Tô Lịch, từ đó làm sống lại và hồi sinh dòng sông mà trước kia Vua, Quan vẫn thường vãn cảnh, sau đó mới đặt các tượng đài”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Theo Hoàng An

Pháp luật và bạn đoc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên