Chủ tịch Pegatron - nhà sản xuất iPhone cho Apple nói về dự định mở nhà máy ở Việt Nam: "Trung Quốc không còn là điểm sản xuất tối ưu kể từ hơn 5 năm trước
Pegatron của Đài Loan - nhà sản xuất thiết bị điện tử hợp đồng lớn thứ hai thế giới dự định sẽ có các nhà máy mới hoạt động tại Indonesia và Việt Nam vào cuối năm nay.
- 27-01-2020The Economist: "Tia sáng bất ngờ" của năng lượng mặt trời ở Việt Nam sẽ thay đổi quan điểm của các nhà lãnh đạo
- 27-01-2020Phó Đại sứ 9X của Israel: Tôi thích cà phê Giảng và tin Việt Nam là nơi hoàn hảo cho 'kỳ trăng mật' dài gần 3 năm!
"Động thái này nhằm mục đích chuyển sản xuất ra khỏi các nhà máy chính của công ty tại Trung Quốc, nơi chi phí vận hành tăng do chi phí lao động cao hơn và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung", ông Tung Tzu-hsien, Chủ tịch của Pegatron nói.
Công ty này là một trong số các nhà sản xuất Đài Loan đang trong quá trình đa dạng hóa sản xuất khỏi Trung Quốc.
Pegatron sản xuất đa dạng các thiết bị điện tử, bao gồm cả iPhone của Apple, theo hợp đồng. Pegatron là nhà sản xuất lớn thứ hai chỉ sau công ty Đài Loan Hon Hai Precision Industry, được biết đến với cái tên Foxconn.
Ông Tung nói với Nikkei rằng Trung Quốc "không còn là điểm sản xuất tối ưu kể từ hơn 5 năm trước", thêm vào đó, "Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ném đá Trung Quốc, quá trình đa dạng hóa sản xuất bắt đầu".
"Các nhà máy Indonesia và Việt Nam sẽ chế tạo các thiết bị kết nối internet", Tung nói. Nhà máy của Indonesia sẽ ở đảo Batam, cách Singapore khoảng 20 km, trong khi nhà máy của Việt Nam sẽ ở phía bắc đất nước.
Cùng với kế hoạch mở rộng dây chuyền sản xuất trong nước nhằm đáp ứng chính sách thúc đẩy sản xuất địa phương của nhà lãnh đạo Đài Loan Tsai Ing-wen, Pegatron đặt mục tiêu đa dạng hóa sản xuất, tuy nhiên vẫn tập trung nhiều ở Trung Quốc.
"Các nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn ở Trung Quốc và Mỹ đang tìm kiếm các nhà sản xuất hợp đồng ở Ấn Độ, nơi doanh số vẫn tăng nhanh, nhưng Pegatron chưa sẵn sàng nắm bắt cơ hội đó", ông Tung nói. Ấn Độ "là một lựa chọn quan trọng, nhưng chúng tôi chưa nhận được sự đồng ý từ khách hàng".