MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Dứt khoát phải cải cách tiền lương từ 1/7/2022

17-08-2021 - 18:50 PM | Xã hội

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Dứt khoát phải cải cách tiền lương từ 1/7/2022

"Có thể dịch bệnh ảnh hưởng tới nguồn, nhưng quyết tâm vẫn làm được vì vẫn còn nguồn dư cho cải cách tiền lương", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói về tính cấp thiết của việc cải cách tiền lương từ 1/7/2022.

Chiều 17/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hợp phiên thứ 2, cho ý kiến về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022. Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Tài chính Ngân sách lưu ý về việc cải cách tiền lương từ 1/7/2022 theo Nghị quyết 27 của Trung ương khóa XII (vốn đã được điều chỉnh thời gian do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19).

"Thời gian còn lại không nhiều, đề nghị Chính phủ bảo đảm các phương án triển khai; đồng thời khi xây dựng chế độ tiền lương mới cần có phương án bảo đảm nguyên tắc tiền lương theo đúng tinh thần Nghị quyết 27", Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường nói.

Cho ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh dứt khoát phải cải cách tiền lương từ 1/7/2022, không thể chậm được vì lương là một nội dung để kích thích kinh tế, đầu tư. "Có thể dịch bệnh ảnh hưởng tới nguồn, nhưng quyết tâm vẫn làm được vì vẫn còn nguồn dư cho cải cách tiền lương", ông Huệ nhấn mạnh.

Theo Nghị quyết 27 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (năm 2018), lương cơ sở được điều chỉnh từ 1/7/2020. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, thời gian tăng lương đã được điều chỉnh tới ngày 1/7/2022 theo Nghị quyết kế hoạch tài chính và vay trả nợ 5 năm (2021-2025) mà Quốc hội thông qua hôm 28/7.

Trong phần giải trình, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, các địa phương hiện còn 252.000 tỷ đồng còn dư cho tăng lương. "Nguồn để dành cải cách tiền lương từ tháng 7/2022 đã sẵn sàng", ông Phớc khẳng định.

Theo ông Phớc, vừa qua, có 7 tỉnh, thành đề xuất dùng nguồn tiền này để chống dịch COVID -19, nhưng Bộ Tài chính đã trả lời không đồng ý. "Chúng tôi yêu cầu các địa phương thực hiện giải pháp khác như cắt giảm nhiệm vụ chi không cần thiết, tiết kiêm chi thường xuyên… để lấy nguồn chi chống dịch", ông Phớc thông tin.

Liên quan tới vấn đề này, bà Mai Thị Thu Vân, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, hiện có 10 tỉnh có kiến nghị sử dụng tiền còn dư sau khi đảm bảo nguồn thực hiện cải cách tiền lương để chống dịch COVID -19.

"Nếu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thì Bộ Tài chính sẽ tổng hợp báo cáo để cho phép sử dụng. Chỉ chuyên về chống dịch COVID -19, không làm nhiệm vụ khác", bà Vân nói.

Linh Anh

Tổ Quốc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên