Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc tới luật rừng khi chỉ trích ông Trump
Ông Tập nhấn mạnh cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu và mở cửa thị trường Trung Quốc.
- 03-11-2018Tình trạng tồi tệ của chứng khoán Trung Quốc đang cho thấy những dấu hiệu đáng báo động đối với nền kinh tế
- 03-11-2018Trung Quốc: Có đơn giản thành phố thì dùng Apple, nông thôn lại dùng Oppo?
- 02-11-2018Mỹ buộc tội công ty Trung Quốc ăn cắp bí mật thương mại “tỉ USD”
- 02-11-2018Tổng thống Trump yêu cầu soạn thảo các điều khoản tiềm năng cho thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
- 01-11-2018Nguyên nhân sâu xa khiến Trung Quốc đang rơi vào cuộc suy thoái kéo dài
Phát biểu tại Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã ám chỉ các hoạt động đánh thuế của Mỹ nhằm vào quốc gia này. Ông Tập chỉ trích việc áp dụng chính sách beggar-thy-neighbour (khắc phục các vấn đề kinh tế của mình bằng cách làm trầm trọng hơn vấn đề kinh tế của các nước khác) sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ trên quy mô toàn cầu.
Dù không trực tiếp nhắc tới Tổng thống Trump hay nước Mỹ nhưng căng thẳng thương mại là một chủ đề rõ ràng trong bài phát biểu của ông Tập. "Tất cả các quốc gia nên cố gắng cải thiện môi trường kinh doanh của mình và tự giải quyết các vấn đề của chính mình. Họ đừng nên suốt ngày tẩy trắng bản thân và đổ lỗi cho những người khác".
Về phần mình, ông Tập khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy toàn cầu hóa và cam kết thúc đẩy tiêu dùng trong nước, tăng cường thực thi sở hữu trí tuệ và thúc đẩy đàm phán thương mại với châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.
"Khi toàn cầu hóa trở nên sâu sắc hơn, việc thực thi luật rừng hay nhất ăn tất đều dẫn đến một kết cục tồi tệ. Bao trùm và có đi có lại, win-win và cùng có lợi chính là con đường xán lạn", ông Tập nhấn mạnh trong sự kiện ở Thượng Hải với sự tham gia của 3.600 công ty tới từ 172 quốc gia trên khắp thế giới.
Bài phát biểu của ông Tập được cả thế giới chú ý bởi nó sẽ phản ánh Trung Quốc nghiêm túc đến mức độ nào trong việc mở cửa nền kinh tế nhanh và mạnh mẽ. Các nhà đầu tư cũng đang tìm kiếu dấu hiệu về sự kết thúc cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, ông Tập không nói quá nhiều về những điều này.
Sue Trinh, chuyên gia của RBC Capital Markets tại Hong Kông, cho biết: "Ông Tập đã nhắc lại rất nhiều những chính sách dự kiến mà Trung Quốc từng đề cập trong vài tháng qua". Trong khi đó, người đứng đầu Trung Quốc cũng không tiết lộ thêm chi tiết về các kế hoạch kích thích kinh tế mà nước này đang theo đuổi.
Một trong những thông tin được các nhà đầu tư phản ứng tích cực là việc ông Tập tuyên bố sẽ tiếp tục thúc đẩy phát triển ở Hải Nam, biến nó thành cảng thương mại tự do quy mô và tầm cỡ. Ngay lập tức, cổ phiếu các công ty có trụ sở tại tỉnh này đã ngay lập tức tăng giá.
Trung Quốc đứng thứ 59 trong tổng số 62 nước mà Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đánh giá về độ cởi mở với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Gần một nửa trong số những công ty được Phòng Thương mại châu Âu khảo sát hồi tháng 6 cho biết họ bỏ lỡ hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc do rào cản pháp lý hoặc hạn chế trong việc tiếp cận thị trường.
180 công ty Mỹ, bao gồm cả những doanh nghiệp có giá trị vốn hóa hàng đầu, cũng tham gia vào sự kiện vừa khai mạc tại Trung Quốc. Tuy nhiên, giới chức Mỹ hầu như không có sự hiện diện ở sự kiện này. Người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc cũng nhấn mạnh Nhà Trắng không có ý định cử quan chức cấp cao tới dự hội chợ tại Trung Quốc.
"Trung Quốc cần phải tiến hành những cải cách cần thiết để chấm dứt thực tiễn thương mại không công bằng đang gây tổn hại cho nền kinh tế thế giới", người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc nhấn mạnh.