Chủ tịch Vinaconex: Sợ sẽ không hòa hợp được giữa các nhà đầu tư sau đấu giá
Sau khi An Quý Hưng trúng giá lô cổ phần 57,71% vốn từ SCIC, Vinaconex cũng xuất hiện 2 cổ đông lớn khác là Bất động sản Cường Vũ và Đầu tư Star Invest nắm lần lượt 21,28% vốn và 7,57% vốn.
- 06-01-2019Lộ diện đơn vị chi 2.000 tỷ mua lô 21% cổ phần Vinaconex từ Viettel
- 04-12-2018An Quý Hưng đã thanh toán tiền mua cổ phần Vinaconex, dẹp tan mọi nỗi lo bỏ cọc
- 29-11-2018Nhìn từ thương vụ Vinaconex: Tiền trong nước rất nhiều!
Ngày 7/1, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐQT của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (HNX: VCG, Vinaconex), Chủ tịch HĐTV của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước đã có những chia sẻ về quá trình đấu giá cổ phần Vinaconex.
Ông Chi cho biết, một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của đợt chào bán là việc SCIC đưa ra thông tin nêu rõ sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ hết sức, nhanh nhất để nhà đầu tư trúng giá tiếp cận và quản trị phần vốn tại doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Vinaconex và SCIC. Ảnh: Internet
“Theo luật định cần tối thiểu 6 tháng nhà đầu tư mới có thể vào được Vinaconex, nhưng chúng tôi không làm thế. Chúng tôi chủ động phối hợp, chập nhận lời đề nghị hợp lý hợp tình để tạo điều kiện cho họ vào ngay giữ vị trí người đại diện pháp luật và Tổng giám đốc từ sớm”. Doanh nghiệp cũng tổ chức ĐHĐCĐ bất thường sớm nhất vào ngày 11/1, để những nhà đầu tư mới tham gia giữ vị trí trong HĐQT, ban điều hành, quản lý tiền vốn.
Nếu không đánh giá ở điểm quan trọng này việc thoái vốn có thể sẽ bị vướng tại không chỉ Vinaconex mà còn nhiều doanh nghiệp khác. Có lẽ quy định 6 tháng cần cùng nhau kiến nghị để các cơ quan chức năng thay đổi, ông Chi đề xuất, để thời gian dài sẽ có rất nhiều rủi ro và mâu thuẫn phát sinh cản trở quá trình bán vốn và chuyển vốn giữa các nhà đầu tư.
Tính tới thời điểm hiện tại, Vinaconex đang xuất hiện 3 cổ đông lớn gồm An Quý Hưng nắm 57,71% vốn từ đợt đấu giá cổ phần từ SCIC, Bất động sản Cường Vũ nắm 21,28% vốn từ Viettel và Đầu tư Star Invest sở hữu hơn 7% vốn mua từ Pyn Elite Fund gần đây.
Nhớ về khoảng thời gian đầu tư của SCIC vào Vinaconex, ông Chi, người đứng đầu tại cả 2 doanh nghiệp này cho biết, ban đầu khi SCIC rót 2.000 tỷ đồng vào doanh nghiệp, nhiều ý kiến lên tiếng vì sao bỏ tiền Nhà nước vào một công ty đang thua lỗ. Tuy nhiên, nếu không đầu tư thì công ty sẽ phá sản, phần vốn Nhà nước trước đó xem như mất. SCIC với trách nhiệm cổ đông và chức năng nhiệm vụ được Thủ tướng giao, đã phối hợp quản trị dần dần đưa Vinaconex vượt khó.Người đứng đầu Vinaconex cho hay, chiều 7/1, HĐQT công ty sẽ tiến hành họp để chuẩn bị cho ĐHĐCĐ bất thường sắp tới, có rất nhiều ý kiến bàn luận, "sợ là sẽ không hòa hợp được giữa các nhà đầu tư".
Ảnh: Internet
SCIC đã tái cơ cấu bộ máy Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, điều hành doanh nghiệp, cử lãnh đạo SCIC tham gia trực tiếp Hội đồng quản trị, biệt phái cán bộ lãnh đạo giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Tài chính của Vinaconex và Phó Giám đốc tài chính Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả để điều hành hoạt động tài chính, kiểm soát chặt chẽ dòng tiền.
Áp dụng các chính sách hiệu quả về quản lý dòng tiền, quản lý công nợ, quản lý hoạt động đầu tư đã giúp cho Vinaconex thoát khỏi tình trạng mất cân đối tài chính (giảm nợ), thoát khỏi nguy cơ mất khả năng thanh toán. Dự án nhà máy xi măng Cẩm Phả đã có lãi. Vinaconex đã dần vượt qua khủng hoảng chia cổ tức lần đầu 4%, sau là 8% và 12%. Đợt đấu giá vừa qua thu về cho SCIC hơn 7.366 tỷ đồng, gấp gần 2,9 lần giá vốn.
Tính chung tổng danh mục vốn Nhà nước của SCIC hiện nay đạt 1 tỷ USD nhưng giá trị vốn hóa thị trường đạt 5 tỷ USD.
Về kế hoạch đầu tư trong tương lai, Chủ tịch SCIC nhấn mạnh, về đầu tư, phía SCIC đã nghiên cứu nhiều, kể cả thuê tư vấn tuy nhiên đây vẫn là vấn đề phải bàn tiếp trong năm 2019. Ông bày tỏ mong muốn sự ra đời của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và việc tập trung 19 tập đoàn, tổng công ty về đây sẽ giúp SCIC tìm được cơ hội đầu tư ngay tại các đơn vị này.
Người đồng hành