MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chứng chỉ tiền gửi và tiền gửi có kỳ hạn: Chọn gì sẽ lợi?

16-05-2019 - 08:00 AM | Tài chính - ngân hàng

Từ cuối quý 1 đến nay, các ngân hàng liên tục tung ra các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao và được quảng cáo là có nhiều ưu đãi. Vậy so với hình thức gửi tiền có kỳ hạn thông thường, chứng chỉ tiền gửi có gì khác biệt?

Đều là hình thức huy động vốn

Về bản chất, cả chứng chỉ tiền gửi và tiền gửi có kỳ hạn đều là sản phẩm huy động vốn của ngân hàng, giúp khách hàng sinh lời khi gửi một khoản tiền với thời gian và lãi suất cố định. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ là hình thức phổ biến nhất hiện nay, được tất cả các ngân hàng áp dụng để huy động nguồn tiền nhàn rỗi của khách hàng. Khách hàng có thể tham gia gửi tiền với các kỳ hạn đa dạng từ 1 - 48 tháng tùy thuộc theo nhu cầu.

Còn với chứng chỉ tiền gửi, hình thức này mới chỉ được các ngân hàng trong nước triển khai với quy mô lớn trong một vài năm trở lại đây. Về bản chất, chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá tương tự như sổ tiết kiệm, được ngân hàng phát hành để chứng nhận quyền sở hữu của khách hàng đối với một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng. Tuy nhiên chứng chỉ tiền gửi không được phát hành thường xuyên quanh năm mà chỉ được đưa ra thành từng đợt tùy thuộc mỗi ngân hàng. Khách hàng tham gia chứng chỉ tiền gửi sẽ được hưởng mức lãi suất cạnh tranh với kỳ hạn lớn (có thể lên tới 5 năm), đi kèm một số điều kiện chặt chẽ hơn.

Ưu thế của chứng chỉ tiền gửi

Với đặc thù lãi suất cao và kỳ hạn gửi dài, chứng chỉ tiền gửi là hình thức đầu tư an toàn trong bối cảnh thị trường vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo đánh giá của các chuyên gia, mức sinh lời của hình thức này cao hơn đến 30% so với hình thức gửi tiền có kỳ hạn thông thường, tuy nhiên các ngân hàng thường kèm theo một số điều kiện như khách hàng không được tất toán và rút tiền trước hạn, chỉ có thể cầm cố chứng chỉ để vay vốn tại ngân hàng với lãi suất cho vay cao hơn lãi suất chứng chỉ. Loại hình này cũng có một số ưu điểm như khách hàng được phép chuyển quyền sở hữu, cho tặng chứng chỉ tiền gửi như một tài sản thông thường.

Chứng chỉ tiền gửi và tiền gửi có kỳ hạn: Chọn gì sẽ lợi? - Ảnh 1.

Gửi tiết kiệm đang là hình thức huy động vốn phổ biến nhất hiện nay tại các ngân hàng. Ảnh minh họa.

Các chuyên gia kinh tế cho biết, trong bối cảnh lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên đang dao động ở ngưỡng 7,0 -7,5%/năm như hiện nay, khách hàng sẽ rất có lợi khi tìm đến với chứng chỉ tiền gửi bởi lãi suất vượt trội đang được áp dụng cho loại hình này.

Đơn cử tại Ngân hàng Bảo Việt (BAOVIET Bank), ngân hàng này đang có đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi cho khách hàng tổ chức có tư cách pháp nhân với lãi suất lên đến 8%/năm, kỳ hạn dao động từ 12 - 60 tháng. Đặc biệt, khi có nhu cầu, khách hàng của BAOVIET Bank có thể bán lại chứng chỉ trước hạn để rút tiền về thay vì phải cầm cố chứng chỉ để vay lại của ngân hàng với lãi suất cao hơn, điều này giúp tăng tính thanh khoản của chứng chỉ, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho khách hàng khi muốn tham gia sản phẩm này.

Đại diện BAOVIET Bank chia sẻ, trong đợt phát hành tháng 4/2019, ngân hàng đã phát hành chứng chỉ tiền gửi ghi danh dành riêng cho khách hàng tổ chức với tổng giá trị 2.000 tỷ đồng:"Thông qua đợt phát hành lần này, BAOVIET Bank muốn mang tới cho khách hàng một kênh đầu tư an toàn với lãi suất cao, đảm bảo hiệu suất sinh lời của nguồn tiền và mang lại lợi ích lâu dài cho tất cả khách hàng tham gia".

Để biết thêm chi tiết về chương trình Phát hành chứng chỉ tiền gửi, khách hàng truy cập website https://www.baovietbank.vn hoặc liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng 1900.55.88.48 để được hỗ trợ.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên