Chứng khoán châu Âu giảm 6,5%, cổ phiếu BP mất ¼ giá trị vì cú sập của giá dầu
Cổ phiếu trên toàn thế giới đang hứng chịu những cú sập mạnh mẽ bởi sự thất bại của OPEC trong việc đàm phán cắt giảm sản lượng dầu cũng như tình hình ngày càng tồi tệ của virus corona.
- 09-03-2020Dow Jones futures bay hơn 1.000 điểm, lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm thủng 0,5%
- 07-03-2020Nhà đầu tư phớt lờ thông tin tích cực về kinh tế, Dow Jones có lúc rớt gần 900 điểm
- 06-03-2020Không thể giữ được đà tăng, Phố Wall tiếp tục rung lắc vì virus corona, Dow Jones rớt gần 1.000 điểm
- 02-03-2020Dù chứng khoán Mỹ "tắm máu" nhưng Đông Nam Á mới là nạn nhân lớn nhất của corona
- 01-03-2020Virus corona lây lan và thị trường chứng khoán lao dốc, chi tiêu tiêu dùng của người Mỹ hứng chịu "đòn đau" gấp đôi, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế
- 29-02-2020Một tuần "tắm máu" của chứng khoán Mỹ, Dow Jones mất 12% giá trị: Chuyện gì đã xảy ra?
Chứng khoán châu Âu đã hứng chịu những thiệt hại nghiêm trọng khi các nhà đầu tư khu vực và trên toàn thế giới chuẩn bị cho tình huống virus corona tiếp tục lây lan mạnh mẽ cũng như giá dầu tiếp tục giảm khi OPEC và đồng minh không tìm được tiếng nói chung.
Stoxx 600 của châu Âu đã giảm 6,5% trong đầu phiên giao dịch, đẩy nó bước vào vùng thị trường gấu. Cổ phiếu trên tất cả các lĩnh vực đều bị bán tháo. Việc OPEC và đồng minh không thể đạt thỏa thuận về cắt giảm sản lượng khiến giá dầu rơi mạnh, ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực khác trên thị trường.
Giá dầu đã giảm hơn 30% sau khi OPEC và các đồng minh không thể đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, giọt nước tràn ly là khi Ả rập Xê út tuyên bố gia tăng sản lượng, điều được cho là sẽ làm cho giá giảm mạnh. Thậm chí, nó còn thổi bùng lên một cuộc chiến giá dầu mà một số nhà phân tích lo ngại có thể đẩy giá xuống 20 USD/thùng.
Sau cuộc họp ở Vienna, OPEC khuyến nghị cắt giảm 1,5 triệu thùng dầu/ngày bắt đầu từ tháng 4 nhưng đồng minh OPEC là Nga đã từ chối cắt giảm thêm. Không có thỏa thuận nào thay thế cho thỏa thuận sản lượng dự kiến sẽ kết thúc vào cuối tháng này, dẫn đến việc các nhà xuất khẩu dầu mỏ có thể tung ra thị trường bao nhiêu tùy thích.
Một trong những nạn nhân lớn nhất của giá dầu chính là BP. Cổ phiếu của gã khổng lồ năng lượng đã giảm tới 24%. Trong khi đó, cổ phiếu Tullow Oil của Anh cũng mất tới 57% giá trị. Cổ phiếu Ashtead Group, công ty chuyên cho thuê công nghiệp của Anh, mất 32%....
Cú sập của giá dầu làm tồi tệ hơn những gì đang diễn ra ở châu Âu, khi virus corona lây lan mạnh mẽ ở nhiều quốc gia. Hiện tại, Italy đã vượt Hàn Quốc để trở thành ổ dịch lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Trong khi số ca nhiễm bệnh mới tại Trung Quốc đang ngày một giảm, số ca nhiễm mới ở châu Âu lại đang tăng mạnh mẽ.
Sự lây lan của corona tiếp tục tạo áp lực lớn trên thị trường. Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới, có 106.000 trường hợp nhiễm corona và 3.600 ca tử vong trên toàn cầu. Mỹ đã có hơn 500 ca nhiễm bệnh với 21 trường hợp tử vong được báo cáo. Trong khi đó, số ca nhiễm bệnh ở Đức đã tăng hơn 100 vào cuối tuần, nâng tổng số ca lên 800.
Italy vẫn đang là quốc gia châu Âu chịu những thiệt hại nặng nề nhất của virus. Hiện tại, 7.000 người Italy đã nhiễm bệnh. Chính phủ Anh thì đang tổ chức một cuộc họp khẩn cấp nhằm ngăn ngừa virus lây lan.