Chứng khoán Philippines, thị trường tệ hại nhất thế giới, tiếp tục chìm sâu do nỗi lo nâng lãi suất
Chỉ số chứng khoán của Philipines giảm 3,3% trong ngày thứ 5.
- 20-04-2018Ngân hàng "vô tình" chuyển nhầm 35 tỷ USD cho sàn giao dịch chứng khoán
- 20-04-2018Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ ngày thứ 2 liên tiếp
- 16-04-2018Bất chấp vụ tấn công Syria, chứng khoán châu Á tăng điểm sáng đầu tuần
- 15-04-2018Vì sao thị trường chứng khoán thường tăng mạnh ngay sau khi các cuộc chiến nổ ra?
- 12-04-2018Một loạt công ty ăn theo bitcoin biến mất trên sàn chứng khoán, quả bong bóng lớn nhất lịch sử đang xì hơi?
Chỉ số chứng khoán Philippines giảm 3,3% hôm thứ Năm trước khi phục hồi một phần và đóng cửa giảm 1,4% so với phiên giao dịch trước.
Chỉ số này đã mất hơn 10% trong năm nay do áp lực lạm phát gia tăng và sự lo ngại khi nền kinh tế đang bị đầu cơ quá nóng, ngân hàng trung ương sẽ cần phải thắt chặt mạnh mẽ hơn trước đây. Đồng peso, đồng tiền diễn biến tệ nhất của châu Á trong năm nay, cũng gây lo ngại cho các nhà đầu tư.
"Các nhà đầu tư đang gặp khó khăn trong việc xác định giá trị của thị trường Philippine", Lexter Azurin, một nhà phân tích cấp cao của AB Capital Securities Inc. tại Manila cho biết. "Rất nhiều nhà phân tích nói rằng ngân hàng trung ương Philippine đã sẵn sàng cho việc tăng lãi suất".
Diễn biến của chỉ số PSEI Index thời gian qua.
"Sự yếu kém của đồng Peso cũng là yếu tố đánh sập thị trường chứng khoán bởi vì nhà đầu tư nước ngoài muốn ghi nhận các khoản lợi nhuận và tránh các khoản lỗ tỷ giá"- Azurin, một nhà đầu tư cho hay. Anh kì vọng chỉ số sẽ được hỗ trợ ở mốc 7.400 điểm. Chỉ số đã đóng cửa ở mốc 7.682,24 điểm.
Jeffferies cho biết khối ngoại đã bán ròng cổ phiếu của Philipines trong 11 tuần lễ cho tới 11/4, đợt rút ròng lớn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Họ đã rút ròng 805 triệu USD trong giai đoạn này.
Tập đoàn Alliance Global Group và Tập đoàn Megaworld là đầu tàu khiến thị trường giảm điểm vào thứ năm, cả hai đều giảm 4.9%.
Sự sụt giảm trong năm nay của thị trường đã bắt được rất nhiều nhà đầu tư thiếu cảnh giác. Nhiều người trong số họ đã bước vào năm 2018 với triển vọng tích cực sau khi thực hiện chương trình cải cách thuế cắt giảm thuế thu nhập cá nhân, đồng thời tăng thuế đối với các mặt hàng khác để tài trợ cho chương trình cơ sở hạ tầng của Tổng thống Rodrigo Duterte.
Tuy nhiên, sự gia tăng của giá dầu và giá gạo - lương thực chính, đã làm gia tăng áp lực giá cả và gây tổn hại cho nền kinh tế nhập khẩu dầu thô này. Philipines có tốc độ tăng lạm phát nhanh nhất trong số 17 quốc gia Châu Á Thái Bình Dương được Bloomberg theo dõi sau Kazakhstan. Phần lớn các nhà kinh tế được khảo sát từ tháng 2 đến tháng 4 dự đoán rằng ngân hàng trung ương sẽ nâng lãi suất chuẩn trong quý này từ mức thấp kỷ lục 3% hiện nay.
Định giá hấp dẫn?
Vẫn còn một vài dấu hiệu tăng giá ở thị trường này, do đó Credit Suisse Group AG khuyến cáo các nhà đầu tư nên cân nhắc mua cổ phiếu của Philippines vì giá trị đã ở dưới mức trung bình 5 năm và đang ở mức trung bình 10 năm.
Mặc dù vậy, đồng peso đã bị áp lực trong bối cảnh lo ngại về thâm hụt tài khoản vãng lai của quốc gia. Đồng tiền này đã suy yếu hơn 4% trong năm nay so với đồng đôla xuống 52,10 peso đổi 1 đôla vào thứ Năm. Nomura Holdings Inc. đã tăng dự báo thâm hụt tài khoản vãng lai và cho biết họ không kỳ vọng sự thiếu hụt trong những tháng tới, sau khi dữ liệu tuần trước cho thấy xuất khẩu trong tháng 2 giảm lần đầu tiên kể từ năm 2016.
Các nguyên tắc cơ bản chỉ ra đồng peso đang yếu đi - làm xấu tài khoản vãng lai, thâm hụt thương mại và tăng lạm phát", Teppei Ino, một nhà phân tích của MUFG Bank Ltd. tại Singapore cho biết. "Chúng tôi đang nhìn thấy một xu hướng yếu của đồng peso và thấy khả năng đồng tiền có thể giảm gần 53 hoặc thậm chí thấp hơn 53-peso cho 1 đô la trước khi kết thúc quý này."