"Chúng tôi không đói, chúng tôi cần khẩu trang": Các y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19 ở Úc lên tiếng kêu cứu
Nhiều y tá, bác sĩ đã phải tự chế ra những thiết bị bảo hộ y tế cho riêng mình trong tình cảnh số lượng khẩu trang bị hạn chế.
- 08-04-2020Các cửa hàng tại Vũ Hán rục rịch mở cửa sau hơn 2 tháng phong tỏa vì Covid-19: Người dân dè chừng nhưng tiểu thương vẫn đầy hy vọng
- 08-04-2020Cách ly xã hội: Đây là 3 trường hợp thực sự cần thiết được phép ra khỏi nhà và những nguyên tắc quan trọng để giảm thiểu nguy cơ mắc COVID-19
- 08-04-2020Tâm thư nữ Tiến sĩ gửi những người trẻ bị ảnh hưởng bởi Covid-19: Cơ hội vẫn còn đó và thời gian đứng về phía các bạn!
- 07-04-2020Học được cách sống tốt trong cô đơn để làm người bản lĩnh: Càng trưởng thành càng dễ cô độc, càng lớn tuổi lại càng thích ở một mình!
Những nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 của Úc nói rằng mỗi ngày họ nhận được rất nhiều thư cảm ơn, một số người thậm chí còn mang bánh pizza đến cho họ. Tuy vậy, cái mà đội ngũ y tế thực sự cần lúc này chính là khẩu trang để thay thế cho những lớp bảo vệ "homemade" của họ.
"Mỗi ngày chúng tôi nhận được rất nhiều thư cảm ơn, một vài người mang cả thức ăn tới, ví dụ như pizza. Tuy nhiên tôi chỉ muốn lại gần họ và nói: Chúng tôi không đói, chúng tôi chỉ cần khẩu trang thôi!" - một bác sĩ cấp cứu nói với Reuters.
Một nhân viên y tế đang đứng trước một phòng xét nghiệm Covid-19 ở bãi biển Bondi.
"Nếu bạn đi ra ngoài, bạn sẽ thấy nhiều người đeo khẩu trang N95, thứ mà bệnh viện đang khan hiếm." - bác sĩ cấp cứu ở bang New South Wales (NSW) chia sẻ. Hiện bang NSW ghi nhận gần một nửa số ca nhiễm Covid-19 ở Úc.
Trong khi công đoàn đại diện cho nhân viên y tế và bác sĩ nói rằng họ đã được chính quyền đảm bảo nhiều kho dự trữ PPE (thiết bị bảo hộ cá nhân) thì nhân viên tại một vài bệnh viện ở NSW cho biết họ đang phải "thắt lưng buộc bụng", sử dụng khẩu trang N95 một cách hạn chế và thậm chí còn phải tự chế khẩu trang từ nhựa và dây cao su để đảm bảo an toàn.
"Một vài người còn dùng đến cả đồ lặn biển." - Andrew Miller, Chủ tịch của chi nhánh bang Tây Úc thuộc Hiệp hội Y khoa Australia. "Một số bác sĩ và y tá đã bị kỷ luật vì đeo khẩu trang tại nơi làm việc, tình huống này thật mâu thuẫn." - ông nói thêm.
Thiếu thốn đồ bảo hộ cá nhân chính là điều khiến nhiều y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19 lo sợ.
Họ nói rằng thiết bị bảo hộ cá nhân đạt tiêu chuẩn cao nhất hiện tại rất cần thiết ở bệnh viện, đặc biệt là khoa cấp cứu. Miller nói rằng có rất nhiều thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) được cất trong kho lưu trữ ở khắp Australia, nhưng hiện tại nó lại không được cung cấp cho các nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch.
"Những nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch của chúng tôi nói rằng họ không tin rằng đồ bảo hộ sẽ đủ khi họ cần. Trong khi đó, nhiều đồng nghiệp ở các quốc gia khác đang gục ngã liên tiếp do thiếu thiết bị bảo hộ". - Miller nói.
Không chỉ ở Úc, khẩu trang N95 và các thiết bị bảo hộ cá nhân khác đang khan hiếm trên toàn cầu. Ở Mỹ và một vài nơi khác, các y bác sĩ đang phẫn nộ và biểu tình vì thiếu sự bảo vệ cần thiết dành cho họ.
Nhân viên y tế Úc đã gửi một bản kiến nghị tới thủ tướng Scott Morrison, yêu cầu được cung cấp đồ bảo hộ . Đến hôm Chủ Nhật, số chữ ký thu thập được đã lên tới hơn 155.000.
Bộ trưởng bộ y tế Greg Hunt nói rằng chính phủ sẽ ngay lập tức cung cấp 10 triệu khẩu trang cho các nhân viên y tế. Trả lời phỏng vấn của kênh 9News, ông Hunt nói nhiều thiết bị bảo hộ khác như găng tay, áo bảo hộ, kính,... cũng sẽ được cung cấp thêm.
Hiện tại họ không có đủ tự tin và luôn ngập tràn lo lắng khi nhìn thấy nhiều đồng nghiệp của mình đang ngã xuống từng ngày.
Ngoài ra, cơ quan y tế bang NSW cho biết các bệnh viện công của toàn bang đều có đủ đồ bảo hộ y tế, bao gồm khẩu trang P2 và nước rửa tay. Và chính quyền bang Queensland cũng thông báo rằng các doanh nghiệp địa phương sẽ bắt đầu sản xuất khẩu trang N95 với sản lượng 60.000 chiếc/ngày.
Gerard Hayes, chủ tịch của hội liên hiệp dịch vụ y tế cho rằng chính quyền cần phải minh bạch về số lượng đồ bảo hộ có thể cung cấp và liệu nó có đủ không khi nhu cầu tăng cao hơn.
"Khi áp lực và nhu cầu tăng đối với các dịch vụ y tế thì việc rõ ràng về số lượng và cách phân phối đồ dùng y tế sẽ tốt hơn nhiều. Điều đó giúp cho các y bác sĩ tự tin hơn. Ở thời điểm hiện tại, họ không cảm thấy điều đó." - Hayes nói.
Trí thức trẻ