Chuyện chưa kể về gia đình người phụ nữ Việt bị từ chối lên chiếc du thuyền định mệnh có 136 người nhiễm nCoV: "May mắn này có lẽ phải 10 năm cộng lại!"
"Mình khóc một cách bàng hoàng, nức nở và họng thì đắng ngắt. Tại sao lại thế chứ?". Nhưng đến bây giờ, vợ chồng chị Hạnh lại cảm thấy quá may mắn khi bị từ chối không cho lên tàu Diamond Princess.
- 05-02-2020Phát hiện 10 trường hợp nhiễm cúm Vũ Hán trên siêu tàu du lịch chở 3.700 người bị cách ly tại Nhật
Nếu ví sự may mắn của gia đình chị Hạnh (quốc tịch Việt Nam, 32 tuổi) và anh Kenichi (quốc tịch Nhật Bản, 47 tuổi) giống những người từng thoát khỏi thảm họa Titanic cách đây cả thế kỷ thì cũng không sai. So với cảm xúc buồn và tan vỡ khi bị từ chối lên chiếc du thuyền sang trọng, giờ đây vợ chồng chị được an toàn ở Hà Nội, ôm chặt con trai nhỏ Kento (3 tuổi) trong lòng và cảm thấy may mắn vô cùng khi không ởnhiễm virus Vũ Hán.
trên con tàu Diamond Princess định mệnh, hiện đang bị cách ly ngoài khơi Nhật Bản vì có nhiều người bị
Nếu không có biến cố gì xảy ra, chiếc du thuyền sẽ chu du trong vòng nửa tháng, cập cảng nhiều địa danh ở Nhật Bản, Việt Nam, Đài Loan, khởi hành từ ngày 20/1 và kết thúc vào ngày 4/2/2020. Chị Hạnh cũng đã từng trải nghiệm đi du thuyền vào năm 2012, song chuyến đi năm nay đối với chị nhiều ý nghĩa hơn vì có cả chồng con, chỉ tiếc là nó đã không thành hiện thực bởi sự cố ngoài ý muốn.
Mấy ngày nay khi nghe thông tin về chiếc du thuyền khắp trên các phương tiện truyền thông, vợ chồng chị Hạnh cảm thấy may mắn vô cùng. Chị chỉ mới nhận được khoản hoàn trả lại 100$ phí boarding, còn lại thì chị cũng không mong nhận đủ số tiền cả gia đình đã bỏ ra cho chuyến đi, bởi chị biết thiệt hại của du thuyền cũng rất lớn. Người phụ nữ tốt bụng đã kể lại trải nghiệm "trong cái rủi có cái may" của 3 thành viên gia đình khiến bao người bất ngờ.
"Trở về từ Diamond Princess (DP)
Hôm nay khi vừa xem tin tức mới về chiếc siêu du thuyền DP, mình thực sự muốn viết ra những dòng chia sẻ này để được kể cho mọi người nghe về sự cố đáng tiếc nhưng lại vô cùng ngọt ngào (đối với gia đình mình), cho đến giờ này mình vẫn chưa hết hồi hộp.
Mình và gia đình vừa trải qua một sự kiện có thể nói là đánh dấu mốc cuộc đời này, đó chính là việc BỊ TỪ CHỐI LÊN DU THUYỀN DP tại cảng Yokohama ngày 20/1/2020.
Nhà mình đã mua tour và lên kế hoạch cho chuyến du lịch ước mơ này từ khoảng 3 tháng trước chuyến đi bắt đầu. Mọi thứ được hân hoan chuẩn bị cẩn thận và rất tỉ mỉ, từ giấy tờ (visa) cho những điểm dừng có yêu cầu đến trang phục cũng như những thứ nhỏ nhặt cần thiết (mình từng đi du thuyền năm 2012 rồi nên có ít kinh nghiệm). Mượt mà cho tới cả chuyến bay tới Yokohama.
Để mình tả qua về du lịch du thuyền cho mọi người (những ai chưa biết) dễ hiểu nhé: Trên thuyền có casino, có các cửa hàng mua sắm, có những show diễn hàng đêm, có những bữa tiệc để mình được đẹp, có phòng gym, có hồ bơi, thậm chí có cả trung tâm giữ trẻ miễn phí cho du khách từ 9 a.m đến 5 p.m nếu bố mẹ muốn xuống thuyền đi chỉ 2 mình với nhau (cái này tùy công ty khai thác)... và rất nhiều thứ khác, như một thành phố thu nhỏ. Thuyền sẽ đi theo route đến nhiều điểm khác nhau, và dừng cho khách xuống thăm thú (thường là từ 6-7 a.m và khách phải trở về tàu trong khoảng 4-6 p.m), sau đó lại tiếp tục hành trình đến điểm khác). Buổi tối mọi sinh hoạt diễn ra trên tàu.
Tới Yokohama từ ngày 19/1, chúng mình ở một khách sạn ngay gần cảng, có view nhìn thẳng ra cảng và mình còn thấy cảnh con tàu từ từ tiến vào cảng từ đêm trước ngày khởi hành. Mình với chồng háo hức tới mức đứng ngắm con tàu sáng rực cả đêm, lên (lại) kế hoạch xem sẽ gửi con những ngày nào để đi thăm thú, tận 3h mới ngủ xong 7h đã dậy. Ăn sáng check in để còn ra làm thủ tục cho sớm.
12:30 ra tới cảng, 3 đứa mình là những người đến sớm nhất. Không phải xếp hàng mà được vào làm thủ tục luôn (háo hức quá mà). Cô nhân viên tươi hơn hoa chào đón gia đình mình, trên bàn thấy đã để sẵn thẻ lên tàu và chìa khóa phòng ghi tên nhà mình cũng như tờ kế hoạch của buổi tiệc chào mừng tối hôm đó. Trời ơi mình háo hức quá (hay sao ấy) nên thành ra hơi kiểu bối rối, giành quyền dắt con ra phía xa xa chơi để chồng mình hoàn tất thủ tục.
Một lúc sau thấy gọi mình lại, hỏi là GIẤY THÔNG HÀNH ĐỂ VÀO HONG KONG (HK) CỦA MÌNH ĐÂU? Mình cũng tươi không kém trả lời là À, TÔI KHÔNG CÓ KẾ HOẠCH XUỐNG TÀU Ở HK NÊN LÀ KHÔNG CHUẨN BỊ. Mình đã nghĩ rằng đi tàu cũng giống y khi mình bay quá cảnh ở HK, là công dân Việt Nam nếu không ra khỏi sân bay thì sẽ được miễn visa. Người ta bảo mình đợi để hỏi lại cấp trên, sau khi điện đóm thì câu trả lời là CHỈ CẦN VÀO HẢI PHẬN CỦA HK THÌ CẦN PHẢI CÓ VISA, KHÔNG CẦN BIẾT CÓ XUỐNG TÀU KHÔNG. CHÚNG TÔI E LÀ BẠN PHẢI TÌM CÁCH LẤY VISA (what!?!?!).
Chồng mình lúc này xin liên hệ với nhân viên cấp cao hơn, và có một cô ra tiếp. Cô ấy nói là OK CÁC BẠN CỨ BÌNH TĨNH (lúc này nhìn cái mặt mình chán lắm rồi, như cái đũng quần sắp rách toạc). Chồng mình cũng tự tin bảo là không sao đâu, có vẻ chuyện này cũng thường xuyên xảy ra và người ta xử lý được. Chúng mình ngồi chờ.
Lịch trình chuyến đi trong mơ của gia đình chị Hạnh.
Trong số những người lên tàu hôm đó có một nhóm mấy bác người Đài Loan cũng cần visa nhưng họ nhanh chóng được hướng dẫn xin online nên chỉ khoảng 30’ chấm chấm cái iPad là họ đã được lên tàu. Ngoài ra thì còn một nhóm 4 bạn khác cũng thuộc đối tượng giống mình và cũng không xin visa vì không có ý định vào HK.
Hơn 3h chờ đợi, buồn tè cũng không dám đi vì chỉ sợ nếu mình đi mà người ta quay lại không thấy mình thì lỡ mất (không biết là mất gì nữa). Cuối cùng thì một cô người Úc tới và nói với mình rằng TÔI RẤT TIẾC KHÔNG THỂ ĐÓN CÁC BẠN LÊN TÀU VÌ PHÍA HK KHÔNG ĐỒNG Ý CẤP VISA CHO BẠN!
Mình khóc một cách bàng hoàng, nức nở và họng thì đắng ngắt. Tại sao lại thế? Cô người Úc nói rằng tôi cũng không rõ nữa, người ta từ chối mà không nói lý do. Thế còn 4 người kia thì sao? Có, họ được chấp nhận. Tôi thành thật xin lỗi vì không thể giúp gì được cho bạn. Bạn có thể lên tàu ở điểm dừng sau Hong Kong (tức cảng Chân Mây ở Việt Nam ạ). Tôi sẽ rất vui khi lại thấy bạn và lúc đấy hãy để tôi mời bạn một ly. Lúc này mình lại khóc thêm, cứ khóc thôi, nhưng trong đầu tự suy luận là có thẻ tên mình có trong Black List giống vụ visa Đài Loan ấy.
Ơn trời chồng mình không uýnh cho mình một trận vì suốt 3 tháng trời có việc chuẩn bị mà cũng không xong. Anh ấy bình tĩnh cám ơn người ta, giúp mình ký biên bản không lên tàu và xác nhận lỗi từ mình sau đó nắm tay mình thật chặt, kéo ra khỏi căn phòng đó. Ra ngoài đợi lấy hành lý và nhanh chóng lên taxi rời cảng.
Gia đình chị Hạnh đã chuẩn bị mọi thứ từ giấy tờ đến hành lý, nhưng mọi thứ tan vỡ như bong bóng.
3 đứa mình tới ga Shin-Yokohama bắt tàu tốc hành về quê chồng mình. Cũng may còn có chỗ để mà về chứ nếu lang thang du lịch đủ 15 ngày thì chết tiền, vé máy bay lúc đấy đổi cũng khó vì nhà mình trót đi hạng thương gia, đổi lúc đấy mất hẳn hơn 9 triệu/ người do chênh lệch giá.
Về quê lại có những niềm vui khác. Con cháu sum vầy vui không thể tả. Mẹ chồng mình bảo vui như kiểu đang đón cái Tết thứ 2 trong năm vậy. Mà mẹ bảo Hạnh đừng buồn. Có thể sự cố này chính là cách ai đó đang bảo vệ mình khỏi nhiễm phải virus nguy hiểm do khách khác mang lên tàu từ HK (hồi đó HK còn hot hơn Vũ Hán ấy). Nghĩ thế cho nhẹ lòng.
Nhưng đúng là ý trời các bạn ơi. Ngày 25/1 bố mẹ chồng mình trông cháu cho 2 vợ chồng mình đi ăn cái gì sang sang mừng năm mới, trên đường về bọn mình đã cố mua vé bay về Đà Nẵng để lên tàu nhưng do hạn mức thẻ tín dụng không còn đủ để mua vé cho 3 người, mà thẻ debit thì không mang theo. Về tới nhà lao vào đặt vé, nhưng tự nhiên mình lại chùn lòng, khuyên chồng mình hay là thôi, đừng cố cãi ý trời nữa. Nên ngồi ngoan một chỗ tránh chuốc thêm tai họa. Chuyện gì xảy ra cũng có lý do. Thế mà anh ấy cũng đồng ý luôn.
Thay vì buồn bã tiếc nuối, vợ chồng chị Hạnh chọn về quê chồng thăm gia đình bên nội.
Những khoảnh khắc ý nghĩa thay thế cho chuyến đi "hụt".
Đến ngày 31/1 thì tin tức về người đầu tiên nhiễm nCoV trên chuyến du thuyền DP được phát sóng. Cả nhà mình toát mồ hôi hột. Càng những ngày sau tin tức càng nhiều hơn, chiếu suốt từ sáng đến đêm, tới mức mình không muốn xem nữa. Mọi người ai biết chuyện đều gọi điện nhắn tin hỏi han. Có người còn nói cái may mắn lần này là may mắn trong 1 năm của cả 3 người gộp lại, thực sự hi hữu. Nhưng mình nghĩ phải là 10 năm mới đủ. Trên tàu có khá nhiều trẻ em, không biết giờ sao rồi mà không thấy tivi nhắc tới.
Con số người dương tính với nCoV đã là hơn 130 người tính tới thời điểm này. Nhưng với tình trạng này thì mình sợ rằng toàn bộ số người trên thuyền sẽ lây nhau mất. May mắn này của mình đối với mình đúng là hi hữu và đáng quý. Chỉ mong bình an đến với những người trên tàu, có nhiễm thì cũng sẽ được chữa khỏi.
Cám ơn mọi người đã đọc những gì mình viết. Chúc mọi người một năm mới chỉ cần bình an là đủ".
Đã hơn nửa tháng trôi qua kể từ ngày bị từ chối lên chiếc du thuyền xa hoa, vợ chồng chị Hạnh đã cùng con trai trở về ngôi nhà bình yên của họ ở Hà Nội. Tuy ở Việt Nam cũng căng thẳng phòng chống dịch bệnh, song, nếu gia đình chị ở trên chiếc du thuyền đó thì cuộc sống có lẽ đã thay đổi hoàn toàn, không biết liệu họ có thể tránh khỏi lây nhiễm trên con tàu bị cách ly đó không?
"Ngày hôm đó mình khóc nức nở không phải vì không được lên tàu. Mà vì ngay khi bị từ chối, mình nghĩ luôn đến trái tim đang vỡ vụn của chồng mình vì anh ấy là người mong đợi chuyến đi này hơn bất cứ ai. Anh ấy nhắc tới nó ngày đêm trong mấy tháng trời. Những tuần cuối mặc dù đã quá mệt mỏi với các loại hợp đồng, anh ấy mỗi sáng đều niệm thần chú kiểu CỐ LÊN! CÒN ABC NGÀY NỮA LÀ ĐƯỢC ĐI DU THUYỀN RỒI. Mình khóc vì đau lòng, vì thấy có lỗi với anh ấy. Chứ bản thân mình là đứa dễ hài lòng và dễ chấp nhận, cuộc sống còn rất nhiều lựa chọn và kiểu gì cũng tìm thấy thứ vui.
Cũng may chồng mình là người rất tích cực, thậm chí còn vui trở lại nhanh hơn mình. Và giờ thì chúng mình hàng ngày xem tin tức, chỉ cầu mong cho mọi người trên tàu được bình an".
(Ảnh trong bài do nhân vật cung cấp)
Nhịp sống Việt
Sự kiện: Đại dịch COVID-19
Xem tất cả >>- Nữ sinh 19 tuổi tốt nghiệp 9 khoá học trực tuyến của Ivy League trong thời gian giãn cách xã hội, gây quỹ quyên góp hơn 230 triệu chống dịch
- Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
- Infographic: 4 khuyến nghị về phòng, chống dịch Covid-19 tại lớp học mà các bậc phụ huynh và học sinh cần biết
- Nhịp sống Hạ Lôi ngày cuối cùng cách ly: "Chúng tôi mong đến ngày hết dịch để đi làm chứ nằm ở nhà thì chết"
- Đánh dấu khoảng cách xếp hàng lấy đồ ăn, chia lớp... các trường triển khai hàng loạt biện pháp bảo đảm phòng chống dịch khi học sinh quay trở lại trường học vào ngày mai