Chuyện kể về người đàn ông lái xe ở Hạ Lôi bỗng dưng tìm được nghề mới thú vị trong những ngày cả thôn bị cách ly: "Xong dịch có khi lại đổi nghề luôn"
Vốn làm nghề lái xe, nhưng lệnh cách ly khiến người đàn ông này bỗng tìm được "năng khiếu" đặc biệt của mình trong 1 ngành nghề hoàn toàn mới.
Trải qua 28 ngày cách ly để phòng chống dịch Covid-19, với mỗi người dân thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội) dù cuộc sống trong những ngày này được chính quyền địa phương chăm lo đầy đủ nhưng ai cũng mong chờ giờ phút được dỡ lệnh phong tỏa để trở lại cuộc sống bình thường.
Ngày 5/5, thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh với 2.973 hộ dân, tương đương với 10.872 nhân khẩu bắt đầu trở lại cuộc sống bình thường sau 28 ngày cách ly phòng, chống dịch Covid-19.
Ngày 5/5, thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh với 2.973 hộ dân, tương đương với 10.872 nhân khẩu bắt đầu trở lại cuộc sống bình thường sau 28 ngày cách ly phòng, chống dịch Covid-19.
Có rất nhiều câu chuyện về cuộc sống của người dân trong thôn suốt thời gian chấp hành lệnh cách ly. Do yêu cầu cơ bản của lệnh, nhiều người không thể tiếp tục công việc mưu sinh chính của mình, nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ cộng đồng, họ vẫn nghiêm túc chấp hành.
Những ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như thu nhập tài chính của người dân nơi đây là không thể tránh khỏi, tuy nhiên mỗi cá nhân thôn Hạ Lôi đều tự tìm cho mình những biện pháp ứng phó để có thể chung sống dễ dàng hơn với yêu cầu của công tác phòng chống dịch bệnh.
Anh Đặng Đình Nghĩa (51 tuổi, người dân xóm Bàng) vốn làm nghề lái xe.
Ngay sau khi chỉ thị cách ly xã hội được nới lỏng, người dân ở khắp các địa phương đều bắt đầu bước sang 1 giai đoạn mới, đó là giai đoạn sống chung với những thói quen để chống dịch, bên cạnh đó cũng tiến hành ổn định và phát triển kinh tế tài chính, góp phần đưa nền kinh tế chung của nước nhà quay trở lại với đà phát triển mạnh mẽ như trước đây.
Những ngày thực hiện lệnh cách ly tại thôn Hạ Lôi, anh mới bắt đầu học cắt từ những bước sơ đẳng nhất.
Nỗi niềm về giảm đau kinh tế luôn bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt nhất, từ những cá thể riêng biệt nhất trong tổng thể cộng đồng xã hội. Và cách người dân Hạ Lôi tiếp cận, giảm đau kinh tế cũng rất đời thường, bắt đầu từ những sự việc rất nhỏ bé.
Đó là câu chuyện của anh Đặng Đình Nghĩa (51 tuổi, người dân xóm Bàng), vốn là trụ cột kinh tế chính trong gia đình, công việc chính của anh là nguồn thu nhập cố định để duy trì những sinh hoạt cơ bản trong cuộc sống hằng ngày.
Vốn làm nghề lái xe, ngành nghề ảnh hưởng rất nhiều khi thực hiện chỉ thị cách ly xã hội và lệnh cách ly riêng đối với thôn Hạ Lôi, từ ngày có dịch, anh gần như không có việc để làm.
Chẳng biết do bản thân có năng khiếu tiềm ẩn bao nhiêu năm hay do cái duyên bỗng nhiên đến trong những ngày cách ly tại thôn Hạ Lôi mà bỗng nhiên chỉ mới học sơ qua một chút mà anh Nghĩa lại có thể cắt tóc cho người khác rất lành nghề.
"Đợt dịch này tôi mới học cắt tóc chứ trước làm nghề chạy xe, ở nhà rảnh không có việc làm nên mở cắt tóc cho người dân trong thôn, bây giờ thì đang cắt miễn phí hết cho mọi người", anh Nghĩa chia sẻ.
Thời gian rảnh rỗi khá nhiều khiến anh Nghĩa quyết định các tóc miễn phí cho người dân trong thôn.
Vì có nhiều thời gian rảnh do không thể chạy xe như ngày thường, anh Nghĩa mở hẳn "tiệm" cắt tóc miễn phí cho người dân trong thôn. Ai đã từng sống trong khu vực cách ly mới hiểu, các loại hình dịch vụ đều có xu hướng tự cung tự cấp.
Chính vì vậy, tiệm cắt tóc mới mở chẳng thu tiền này thu hút khá nhiều khách hàng. Có lẽ bởi liên tục cắt tóc giúp bà con trong thôn mà tay nghề của anh cũng ngày càng được cải thiện hơn.
Anh Nghĩa vui vẻ chia sẻ về nghề nghiệp mới khiến anh vô cùng thích thú, thậm chí anh còn tính đến việc phát triển sự nghiệp mới.
"Xong đợt dịch này có khi đổi nghề luôn".
Người đàn ông bất ngờ phát hiện mình sở hữu 1 đôi tay khéo léo sau đợt cách ly này. Anh tiến hành cắt tóc cho rất nhiều bà con nhưng tuyệt đối không rời chiếc khẩu trang. Có thể thấy những thói quen mới tích cực được hình thành trong giai đoạn cách ly phòng chống dịch.
Đó là câu chuyện về người đàn ông bỗng tìm thấy "năng lực" mới trong ngành nghề chẳng có chút gì liên quan đến công việc mình làm. Trong suốt 28 ngày cách ly tại thôn Hạ Lôi cũng như thời gian cách ly xã hội toàn quốc vừa qua, rất nhiều người đã tìm thấy con đường cải thiện kinh tế cho bản thân.
Đây là những tín hiệu tích cực, dễ thương và vô cùng đời thường nhưng lại mang đến những kết quả hết sức thiết thực trong giai đoạn toàn quốc chung tay giảm đau cho nền kinh tế nước nhà.
ICT Việt Nam