MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Citi: Chuỗi cung ứng toàn cầu gặp 'cơn gió chướng'

07-06-2022 - 14:36 PM | Tài chính quốc tế

Lạm phát, tình trạng thiếu hụt lao động và tiết kiệm gia đình tăng là những cơn gió chướng đối với các chuỗi cung ứng.

Tình trạng thiếu chip bán dẫn, linh kiện ôtô và nhiều hàng hóa quan trọng khác chắc chắn sẽ vẫn tiếp diễn trong tương lai gần, Citi cảnh báo.

“Tựu chung lại, chúng tôi nhận thấy những áp lực đè nặng lên chuỗi cung ứng toàn cầu có xu hướng tồn tại lâu hơn so với dự báo vài tháng trước và không sớm dễ dàng được giải quyết”, Nathan Sheets - Kinh tế trưởng toàn cầu tại Citi Research - cùng nhóm nghiên cứu viết trong báo cáo vừa công bố.

“Và cuộc xung đột Nga-Ukraine đường như càng làm trầm trọng thêm những áp lực đó. Dựa trên những gì đang xảy ra, bất cứ hy vọng nào về sự phục hồi chuỗi cung ứng trong tương lai gần đều trở nên xa vời. Thách thức trong những tháng tới thậm chí không kém nghiêm trọng hơn so với trong suốt 2 năm vừa qua”.

Citi: Chuỗi cung ứng toàn cầu gặp cơn gió chướng - Ảnh 1.

Thế giới đang phải đối diện với tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn nghiêm trọng. Ảnh: Reuters.

Lạm phát, tình trạng thiếu hụt lao động, và tiết kiệm hộ gia đình tăng cao là những “cơn gió chướng” mà các chuỗi cung ứng phải đối mặt, theo Citi.

“Để những áp lực đang đè nặng lên các chuỗi cung ứng  giảm bớt, chúng ta cần thấy những diễn biến tích cực thực sự của dịch bệnh”, Citi nhận định. “Một số vấn đề chuỗi cung ứng đang có dấu hiệu được cải thiện, nhưng cũng có nhiều khó khăn mà chúng ta chưa thể biết tới nào chúng sẽ kết thúc”.

Diễn biến của đại dịch là một yếu tố quan trọng vì chính đại dịch đã phá bỏ hoàn toàn quan điểm các chuỗi cung ứng toàn cầu đang được tối ưu hóa.

“Cho tới khi đại dịch xảy ra, nhiều người vẫn nghĩ rằng các chuỗi cung ứng đang được ‘tối ưu hóa’ và hoạt động một cách trơn tru”, các chuyên gia nhận định.

“Các doanh nghiệp trước đó được cho rằng đã thành công giải được bài toán tinh gọn lượng hàng tồn kho và đảm bảo dòng chảy nguyên liệu đầu vào ổn định phục vụ công tác sản xuất. Nhưng trong hai năm qua, chúng ta chứng kiến nhu cầu hàng hóa tăng vọt, bên cạnh đó là những đứt gãy trong chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào dùng để sản xuất những hàng hóa đó”.

Cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng có tác động lớn nhất tới lĩnh vực công nghệ.

Apple công bố sản phẩm Macbook Air mới trong Hội nghị Nhà phát triển toàn cầu trong ngày 6/6. Nhưng sản phẩm mới này của Apple có thể rơi vào tình trạng khan hiếm nguồn cung trong thời gian tới liên quan tới các lệnh phong tỏa phòng dịch Covid-19 tại Trung Quốc.

Trong khi đó, chip bán dẫn tiếp tục rơi vào cảnh thiếu hụt nghiêm trọng, một phần là bởi chiến lược zero Covid của Trung Quốc, phần khác là do nhu cầu máy tính và xe hơi trên toàn cầu tăng cao trong và sau đại dịch.

“Chúng ta mới đi được một nửa chặng đường cuộc khủng hoảng chip”, Pat Gelsinger, CEO của Intel, chia sẻ với Yahoo Finance Live bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ. “Tôi dự đoán tình trạng này sẽ còn kéo dài tới năm 2024”, ông nói.

Theo Trọng Đại

Người đồng hành

Trở lên trên