CNBC: Đang thử nghiệm vắc xin chống biến thể Omicron
Các nhà sản xuất vắc xin đang nhanh chóng nghiên cứu phương pháp ngăn chặn biến thể Covid-19 mới, xuất hiện lần đầu ở Nam Phi và vừa được WHO đặt tên là Omicron. Thử nghiệm đang diễn ra.
- 27-11-2021WHO nói gì về biến thể Covid-19 mới sau cuộc họp khẩn bất thường vừa diễn ra?
- 27-11-2021WHO đang họp khẩn vì biến thể COVID-19 mới ở Nam Phi: Đây là tất cả những gì chúng ta biết về B.1.1.529 cho tới lúc này
- 27-11-2021Hàng loạt cổ phiếu Mỹ “sale off ngày Black Friday” vì biến thể Covid-19 mới
- 26-11-2021Không chỉ làm thị trường tài chính toàn cầu chao đảo, biến thể Covid-19 còn khiến WHO phải họp khẩn bất thường
- 26-11-2021Chứng khoán châu Âu bay gần 3%, Dow Jones futures mất gần 900 điểm vì biến thể Covid-19 mới
Ngày 26/11, các nhà sản xuất vắc xin Covid-19 hàng đầu thế giới cho biết họ đang nhanh chóng nghiên cứu và điều chỉnh các loại vắc xin hiện hữu để nó có thể chống lại dòng virus mới có tính đột biến cao như Omicron. Thông tin này xuất hiện không lâu sau khi WHO họp khẩn và phân loại nó là "đáng quan ngại". Biến thể được đặt tên là Omicron.
Pfizer và BioNTech cho biết họ đang điều tra Omicron, lần đầu được biết tới với tên B.1.1.529 và có thể điểu chỉnh vắc xin của họ một cách nhanh chóng nếu cần thiết.
"Chúng tôi hiểu sự lo ngại của các chuyên gia và đã ngay lập tức nghiên cứu về biến thể B.1.1.529", công ty cho biết và hy vọng có nhiều dữ liệu hơn từ các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, chậm nhất là 2 tuần tới.
"Những dữ liệu này sẽ cung cấp thêm thông tin về việc liệu B.1.1.529 có phải một siêu biến thể, đủ khả năng thoát khỏi hệ miễn dịch và cần thay đổi ra sao với vắc xin để ngăn ngừa biến thể này lan rộng ra toàn cầu", Pfizer và BioNTech nói.
Công ty cho biết, họ có khả năng điều chỉnh vắc xin mRNA của mình trong 6 tuần và bắt đầu đưa các lô thuốc ra này tiêm chủng trong vòng 100 ngày nếu xác định được biến có tên Omicron có khả năng né tránh kháng thể của vắc xin hiện tại.
Trong khi đó, Johnson & Johnson cho biết họ đang thử nghiệm vắc xin chống lại biến thể Omicron. "Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ biến thể Covid-19 với các đột biến trong protein gai và đang kiểm tra tính hiệu quả của vắc xin trong việc chống lại biến thể mới, có khả năng lây lan nhanh chóng lần đầu được phát hiện ở miền nam châu Phi này", Johnson & Johnson nói.
AstraZeneca cũng cho biết họ đang điều tra biến thể này. Công ty tuyên bố nền tảng vắc xin mà họ đang phát triển với Đại học Oxford cho phép phản ứng nhanh chóng với các đột biến mới. AstraZeneca đang tiến hành nghiên cứu ở chính những nơi mà biến thể này đang lây lan, cụ thể là ở Botswana và Eswatini.
Moderna cũng nhấn mạnh mức độ nguy hiểm của biến thể mới và cho rằng họ có thể sử dụng một mũi tiêm tăng cường để gia tăng sức đề kháng của cơ thể. Công ty cũng tuyên bố họ đang thử nghiệm 3 "ứng viên" cho các mũi tăng cường, bao gồm cả việc sử dụng liều lượng cao hơn. Công ty cũng phát triển một liều tăng cường dành riêng cho biến thể Omicron.
"Ngay từ đầu, chúng tôi đã xác định rằng để chiến thắng virus, chúng ta cần chủ động với những biến thể. Các đột biến trên Omicron đang rất được quan tâm và chúng tôi sẽ nỗ lực nhanh chóng để có thể giải quyết biến thể này", Stephane Bancel, CEO Moderna, cho biết.
Được phát hiện lần đầu ở Nam Phi, biến thể B.1.1.529 có khoảng 50 đột biến và hơn 30 trong số đó nằm trên protein gai, cho phép nó dễ dàng hơn trong việc bám vào tế bào trong cơ thể người. Hiện tại, sự lây lan của biến thể mới vẫn đang trong giai đoạn đầu và chưa rõ mức độ lây lan của nó đối với những người đã được tiêm phòng.
Trong khi đó, một loạt các quốc gia đã ban hành các lệnh cấm đi lại với một số quốc gia châu Phi vì lo ngại biến thể mới. Cố vấn y tế chính của Nhà Trắng, Tiến sĩ Anthony Fauci, cho biết Mỹ vẫn đang làm việc với Nam Phi để thu thập cấu trúc phân tử của biến thể để có thể tiến hành các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Những thí nghiệm đó sẽ giúp xác định mức độ nguy hiểm của biến thể này.
Khi có dữ liệu chính thức, Mỹ sẽ quyết định tiếp tục theo đuổi các biện pháp hạn chế đi lại với Nam Phi và các quốc gia châu Phi khác hay dỡ bỏ chúng.