MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cô bé thần đồng học siêu đỉnh, 13 tuổi đã tốt nghiệp đại học nhưng cuộc sống bế tắc, tương lai mù mịt: Tất cả xuất phát từ sai lầm to lớn của người cha khi giáo dục con

16-03-2022 - 13:43 PM | Sống

Cô bé thần đồng học siêu đỉnh, 13 tuổi đã tốt nghiệp đại học nhưng cuộc sống bế tắc, tương lai mù mịt: Tất cả xuất phát từ sai lầm to lớn của người cha khi giáo dục con

Mỗi người cha người mẹ đều có ý cách riêng để giáo dục con cái. Mặc dù mục đích hướng đến là tốt cho con nhưng trên thực tế, một số phương pháp lại ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của trẻ.


Cô bé thần đồng học siêu đỉnh, 13 tuổi đã tốt nghiệp đại học nhưng cuộc sống bế tắc, tương lai mù mịt: Tất cả xuất phát từ sai lầm to lớn của người cha khi giáo dục con - Ảnh 1.

Trương Dịch Văn, cô bé sống ở vùng Hà Nam, được biết đến với cái tên “Thần đồng nhí” khi 9 tuổi đã hoàn thành tất cả các khóa học từ tiểu học đến trung học phổ thông, 10 tuổi đã được nhận vào đại học.

Để đạt được kết quả ấy, người “góp công” lớn nhất chính là bố của cô bé. Anh luôn thấy rằng hệ thống giáo dục của đất nước là rất lãng phí thời gian, mất 12 năm để học hết chương trình từ tiểu học đến trung học phổ thông là điều không đáng.

Vì vậy anh quyết định tự dạy con gái tại nhà, rút ngắn thời gian của khóa học nhiều nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo rằng con gái có thể tiếp thu nhanh các điểm kiến ​​thức từ tiểu học đến trung học, để Dịch Văn có thể bắt đầu một cuộc sống khác với những đứa trẻ khác.

Cô bé thần đồng học siêu đỉnh, 13 tuổi đã tốt nghiệp đại học nhưng cuộc sống bế tắc, tương lai mù mịt: Tất cả xuất phát từ sai lầm to lớn của người cha khi giáo dục con - Ảnh 2.

Bố của Dịch Văn luôn cảm thấy mất 12 năm để học là quá lãng phí (Ảnh: Internet)

Sau khi Dịch Văn học mẫu giáo được một năm, anh không cho cô bé đến trường nữa mà đưa về nhà học trong cơ sở đào tạo của mình. Anh muốn nuôi dạy con gái thành một đứa trẻ thần đồng thông qua cách giáo dục riêng.

Cũng thật may là Dịch Văn rất thông minh, khả năng tiếp thu rất tốt. Khi 4 tuổi, cô đã biết hơn 2.000 chữ Hán, có thể đọc thuộc lòng nhiều thơ Đường, Tống và các tác phẩm kinh điển của Trung Quốc. Dưới sự hướng dẫn của bố, chỉ vài năm là cô bé đã học xong chương trình học từ tiểu học đến trung học phổ thông, điều mà người khác phải mất 12 năm để hoàn thành.

Thấy con gái ưu tú như vậy, bố Dịch Văn đã đăng ký cho con gái thi đại học. Như vậy, Dịch Văn đã tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học khi mới 9 tuổi. Thế nhưng cô bé đã không đáp ứng được kết quả như kỳ vọng của mọi người khi chỉ đạt 172 điểm.

Cô bé thần đồng học siêu đỉnh, 13 tuổi đã tốt nghiệp đại học nhưng cuộc sống bế tắc, tương lai mù mịt: Tất cả xuất phát từ sai lầm to lớn của người cha khi giáo dục con - Ảnh 3.

Dịch Văn đã tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học khi mới 9 tuổi (Ảnh: Internet)

Gia đình Trương Dịch Văn quyết không bỏ cuộc. Vậy là năm sau cô bé lại thi đại học và lần này cô đã trúng tuyển với số điểm 325, đỗ vào Khoa Công nghệ Thông tin và Điện tử của Học viện Công nghệ Thương Khâu.

Năm thứ 2, do không phù hợp với chuyên ngành ban đầu nên Yiwen đã chuyển sang ngành thiết kế hoạt hình theo sở thích cá nhân. Tháng 7/2020, cô bé tốt nghiệp Học viện Công nghệ Thương Khâu với số điểm trung bình.

Cô bé thần đồng học siêu đỉnh, 13 tuổi đã tốt nghiệp đại học nhưng cuộc sống bế tắc, tương lai mù mịt: Tất cả xuất phát từ sai lầm to lớn của người cha khi giáo dục con - Ảnh 4.

Bố mẹ của Trương Dịch Văn đã rất tự hào vì con gái có thể vào đại học khi mới 10 tuổi, nhưng họ không ngờ rằng mọi thứ chỉ mới bắt đầu. Cuộc sống đại học của cô bé thực sự khó khăn.

Đầu tiên, Dịch Văn còn quá nhỏ, có nhiều việc cô bé không tự lo được mà phải phụ thuộc vào bố mẹ. Vì vậy mà sau khi vào đại học, Dịch Văn vẫn cần sự chăm sóc của phụ huynh, và điều này khá rắc rối.

Cô bé thần đồng học siêu đỉnh, 13 tuổi đã tốt nghiệp đại học nhưng cuộc sống bế tắc, tương lai mù mịt: Tất cả xuất phát từ sai lầm to lớn của người cha khi giáo dục con - Ảnh 5.

Dịch Văn đỗ đại học khi mới 10 tuổi (Ảnh: Internet)

Thứ hai, vì Dịch Văn học với bố mình trong suốt thời gian dài và hiếm khi giao tiếp với người khác, lại thêm sự cách biệt lớn về tuổi tác đã khiến cô bé gặp khó khăn khi giao tiếp với các sinh viên khác và khó hòa nhập với môi trường mới.

Cuối cùng, mặc dù Trương Dịch Văn đã học kiến ​​thức từ tiểu học đến trung học, nhưng tuổi đời của cô còn rất nhỏ. Cô vẫn là một bé gái, tâm lý chưa phát triển hoàn toàn và còn thiếu sót về nhiều mặt. Đây cũng là lý do chính khiến cuộc sống đại học của Dịch Văn thật khó khăn.

Cô bé thần đồng học siêu đỉnh, 13 tuổi đã tốt nghiệp đại học nhưng cuộc sống bế tắc, tương lai mù mịt: Tất cả xuất phát từ sai lầm to lớn của người cha khi giáo dục con - Ảnh 6.

Sự cách biệt lớn về tuổi tác đã khiến cô bé gặp khó khăn (Ảnh: Internet)

Sau khi tốt nghiệp đại học, Trương Dịch Văn cũng bắt đầu đi tìm việc làm như bao người khác. Nhưng mới 13 tuổi, cô bé chỉ có thể coi là lao động trẻ em nên không có công ty nào dám thuê cô. Cuối cùng, Dịch Văn chỉ có thể làm trợ giảng trong lớp đào tạo của bố với khoản tiền ít ỏi mỗi tháng.

Cô bé thần đồng học siêu đỉnh, 13 tuổi đã tốt nghiệp đại học nhưng cuộc sống bế tắc, tương lai mù mịt: Tất cả xuất phát từ sai lầm to lớn của người cha khi giáo dục con - Ảnh 7.
Cô bé thần đồng học siêu đỉnh, 13 tuổi đã tốt nghiệp đại học nhưng cuộc sống bế tắc, tương lai mù mịt: Tất cả xuất phát từ sai lầm to lớn của người cha khi giáo dục con - Ảnh 8.

Không phải tự nhiên mà chương trình giáo dục quốc gia lại chia thành trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông với 12 năm học. Ngoài việc xem xét trình độ kiến ​​thức thì còn phải xét đến sự phát triển của các khía cạnh thể chất và tâm lý của trẻ. Điều này bao gồm việc cho trẻ hiểu biết về thế giới, các kỹ năng mềm, nhận thức về xã hội,...

Mặc dù Trương Dịch Văn đã được nhận vào trường đại học nhưng điều này chỉ là về mặt học vấn. Trên thực tế, nếu muốn con mình giỏi giang và thành tài, ngoài kiến thức trong sách vở thì cha mẹ cũng cần trau dồi thêm cho con kiến thức về cuộc sống.

Từ câu chuyện của Dịch Văn, có thể rút ra, để hiểu và có định hướng phù hợp cho con, bố mẹ nên làm những điều sau:

    1. Tìm hiểu năng lực của con ở nhiều phương diện

Khi giáo dục trẻ em, mặc dù người lớn không thể can thiệp quá nhiều vào tiến trình học chính khóa của trẻ nhưng có thể tìm hiểu thêm khả năng của trẻ trong các lĩnh vực khác như liệu trẻ có thích hoặc có năng khiếu với nghệ thuật, âm nhạc,...

Cô bé thần đồng học siêu đỉnh, 13 tuổi đã tốt nghiệp đại học nhưng cuộc sống bế tắc, tương lai mù mịt: Tất cả xuất phát từ sai lầm to lớn của người cha khi giáo dục con - Ảnh 9.

(Ảnh minh họa: Internet)

Phụ huynh có thể cho trẻ tham gia các hoạt động nhiều hơn, để trẻ tiếp xúc với các lĩnh vực và vun đắp cho trẻ những sở thích khác nhau. Từ đó sẽ phát triển các phương diện trong khả năng của trẻ theo sở thích của. Điều quan trọng nhất là cha mẹ không được ép con.

    2. Trao đổi với con về những việc xảy ra ở trường

Phụ huynh không nên chỉ tập trung vào kết quả học của con. Ngoài việc học ở trường, trẻ em cũng cần giao tiếp với bạn bè, thầy cô. Qua đó, trẻ sẽ phát triển các kỹ năng cần thiết.

Các bố mẹ có thể trò chuyện với con nhiều hơn về bạn học và giáo viên, các sự kiện ở trường lớp và luôn chú ý đến cuộc sống ở trường của trẻ.

Nguồn: Baijiahao, Sohu


https://cafef.vn/co-be-than-dong-hoc-sieu-dinh-13-tuoi-da-tot-nghiep-dai-hoc-nhung-cuoc-song-be-tac-tuong-lai-mu-mit-tat-ca-xuat-phat-tu-sai-lam-to-lon-cua-nguoi-cha-khi-giao-duc-con-20220316101126484.chn

Phương Thu

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên