Có gì trong bức thư hàng năm gửi cổ đông của Jeff Bezos được giới chuyên môn ca ngợi là 'sách của mọi loại sách kinh doanh’
Khi tất cả 20 bức thư mà Jeff Bezos viết gửi cổ đông hàng năm đặt cạnh nhau – tổng lên tới 70 trang giấy có thể trở thành thứ bán chạy không kém bất kỳ cuốn nào khác.
- 05-04-2018Lấy hình mẫu lý tưởng là Jeff Bezos và Steve Jobs, người đàn ông 31 tuổi này là CEO của công ty trị giá hơn 3 tỷ đô
- 14-03-2018Gia nhập giới siêu giàu, Jeff Bezos chập chững "trải nghiệm" mối quan tâm hàng đầu của các tỷ phú theo cách khác biệt
- 09-03-2018Thức dậy sớm, ăn sáng với vợ và rửa bát vào buổi tối: Còn những thói quen, sở thích gì làm nên thành công của người đàn ông giàu có nhất hành tinh - Jeff Bezos?
Parsa Saljoughian – một nhà đầu tư tại quỹ đầu tư mạo hiểm IVP đều đưa ra cùng 1 câu trả lời mỗi lần ông được hỏi về cuốn sách kinh doanh mà mình yêu thích là gì: Đó là bức thư gửi cổ đông hàng năm của CEO Amazon Jeff Bezos.
Chắc chắn bức thư của Bezos, nói một cách nghiêm túc không thể là một "cuốn sách" được, Parsa hiểu điều đó. Tuy nhiên khi tất cả 20 bức thư hàng năm đặt cạnh nhau – tổng lên tới 70 trang giấy có thể trở thành thứ bán chạy không kém bất kỳ cuốn sách nào khác.
"Đó là một trong những cuốn sách tốt nhất mà bất kỳ ai yêu thích kinh doanh đều nên đọc. Bạn có thể thực sự học hỏi được rất rất nhiều điều từ việc đọc hết tất cả chúng".
Parsa không phải người duy nhất tỏ ra thích thú với bức thư hàng năm của Bezos. Kể từ khi ra đời năm 1997, bức thư đã trở thành thứ nhất-định-phải-đọc trong giới kinh doanh nếu muốn có cái nhìn tổng quát về những nguyên tắc quản lý của CEO Amazon và suy nghĩ trong dài hạn của ông.
Và khi Amazon vẫn đang tiếp tục mở rộng, biến Bezos trở thành người đàn ông giàu có nhất thế giới, bức thư của ông đang lôi kéo sự quan tâm và ngưỡng mộ của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và CEO trên toàn thế giới.
Chamath Palihapitiya – CEO của công ty đầu tư mạo hiểm Social Capital nói rằng ông cũng là một "fan hâm mộ" bức thư gửi cổ đông hàng năm của Bezos bởi nó giống như một lời nhắc nhở hãy luôn giữ tầm nhìn trong dài hạn và để mọi thứ đơn giản. Quá nhiều nhà lãnh đạo có xu hướng suy nghĩ thiển cận và quá phức tạp trong quy trình xây dựng một doanh nghiệp và điều đó khiến họ thất bại.
"Bezos là CEO có suy nghĩ dài hạn và thông minh nhất mà tôi biết. Bức thư của ông ấy là bản ghi nhớ nghiêm ngặt về việc gắn kết với những điều đơn giản và rằng bạn cần phải giữ mọi thứ đơn giản nhưng luôn gắn với dài hạn".
Trong bức thư năm nay được công bố vào tuần trước, Bezos một lần nữa nhấn mạnh vào tư duy suy nghĩ dài hạn, sử dụng giai thoại về một người bạn từng đến gặp người giúp luyện tập trồng cây chuối – người nói với cô bạn này rằng cần phải mất 6 tháng để có thể thành thạo một kỹ năng:
"Ở bài học rất cơ bản đầu tiên, vị huấn luận viên đưa cho cô ấy vài lời khuyên tuyệt vời. 'Hầu hết mọi người, nghĩ rằng nếu chăm chỉ họ có thể thành thạo kỹ năng trồng cây chuối trong khoảng 2 tuần. Thực tế là phải mất 6 tháng luyện tập liên tiếp mỗi ngày. Nếu bạn nghĩ có thể làm trong 2 tuần, bạn cuối cùng sẽ bỏ buộc'".
Stuart Lombard – CEO của nhà sản xuất Ecobee nói rằng ông luôn chia sẻ bức thư hàng năm của Bezos với toàn bộ nhân viên công ty của mình để truyền cảm hứng cho họ. Một vài điểm quan trọng như suy nghĩ dài hạn, học hỏi không ngừng và đơn giản hóa cấu trúc công ty – tất cả đều tạo thành nền tảng cơ bản cho văn hóa startup của anh. Ecobee cũng đang hợp tác với Amazon và cũng huy động được tiền từ quỹ Alexa Fund của công ty.
Nói về tinh thần startup, trong bức thư gửi cổ đông vào năm ngoái, Jeff Bezos đã nói thế này:
"Jeff, Ngày thứ Hai trông sẽ như thế nào?"
Đây là câu hỏi mà tôi đã nhận được trong cuộc họp cổ đông gần đây của chúng ta. Tôi vẫn thường nhắc mọi người trong vài chục năm nay rằng nơi đây sẽ luôn luôn là Ngày thứ nhất, và khi tôi di chuyển các tòa nhà, tôi đã mang theo cả cái tên đó. Tôi vẫn dành thời gian để suy nghĩ về chủ đề này.
"Ngày thứ Hai chúng ta sẽ bất động. Sau đó chúng ta sẽ không còn liên quan. Sau đó sẽ đến sụp đổ đau đớn và vật vã. Và cuối cùng, là chết. Đó là lý do vì sao ngày nào cũng phải là ngày Đầu tiên".
Lẽ dĩ nhiên, sự đi xuống này sẽ chỉ xảy ra với tốc độ rất chậm. Một công ty đã có chỗ đứng vững chắc vẫn có thể thu hoạch từ Ngày thứ Hai đến vài chục năm, nhưng kết quả cuối cùng thì chắc chắn vẫn sẽ phải đến.
Tôi khá thích thú với câu hỏi này, rằng làm sao để có thể đẩy lùi được Ngày thứ Hai? Có những chiến thuật nào? Làm sao để giữ được luồng sinh khí của Ngày đầu tiên, kể cả đối với một tổ chức lớn?
Những câu hỏi như vậy không dễ dàng có được câu trả lời. Rõ ràng là có rất nhiều các yếu tố, các đường lối và rất nhiều cạm bẫy nữa. Tôi cũng không nắm được toàn bộ đáp án, nhưng có lẽ tôi cũng biết một chút ít. Và đây là một bộ công cụ thiết yếu trong việc bảo vệ tinh thần Ngày đầu tiên: sự ám ảnh về khách hàng, một cái nhìn khách quan đối với những sự ủy quyền, tâm thế sẵn sàng đón nhận những xu thế ngoại nhập, và triển khai quyết định cấp tốc".
Trí thức trẻ