Cô giáo 28 tuổi bị chẩn đoán xơ gan, cô đã hối hận không ngừng khi biết nguyên nhân đến từ loại canh ăn hằng ngày
Với những người thường xuyên hút thuốc uống rượu thì tổn thương gan là chuyện hết sức bình thường. Nhưng một giáo viên dạy khiêu vũ 28 tuổi luôn có lối sống lành mạnh mà bị xơ gan thực sự chẳng khác gì "sét đánh ngang tai".
- 11-09-2020Bác sĩ BV Việt Đức cảnh báo căn bệnh hơn 23% người trung niên ở Việt Nam đều mắc, không điều trị sớm có thể sinh thêm trầm cảm
- 09-09-2020Ung thư tuyến giáp chiếm 90% bệnh nhân ung thư nội tiết, dấu hiệu âm thầm nhưng có thể điều trị được: Bác sĩ BV Bạch Mai chỉ rõ 5 điều quan trọng về căn bệnh này
Đó là trường hợp của Lý Mẫn (28 tuổi, sống tại Thiểm Tây, Trung Quốc). Là một giáo viên dạy vũ đạo nên thường ngày cô có thói quen sinh hoạt rất lành mạnh. Lý Mẫn không bao giờ đụng đến thuốc lá, bia rượu nhưng hồi giữa tháng 8 vừa rồi cô bị chẩn đoán xơ gan và hiện tại vẫn đang phải nằm viện chữa trị.
Đầu tháng 8 năm nay, khi đang dạy khiêu vũ, Lý Mẫn bất chợt cảm thấy đau bụng, cơn đau này sau đó diễn ra thường xuyên hơn. Ban đầu cô giáo trẻ vẫn còn có thể chịu đựng được vì cho rằng do mình vận động quá nhiều, sau khi nghỉ ngơi thì thấy đỡ đau nên Lý Mẫn cũng không quá bận tâm.
Là một giáo viên dạy khiêu vũ, Lý Mẫn luôn có thói quen sinh hoạt rất lành mạnh. (Minh hoạ)
Khoảng một tuần sau đó, Lý Mẫn phát hiện phần bụng trên phía bên phải của mình ngày càng đau nhiều hơn, lòng trắng mắt cũng bắt đầu hơi vàng. Cô lo lắng nên đã vội vàng tới bệnh viện để khám bệnh.
Sau khi tới bệnh viện, Lý Mẫn được thăm khám các triệu chứng lâm sàng và siêu âm chiếu chụp kỹ lưỡng. Kết quả chẩn đoán cho thấy cô đang bị xơ gan. Lý Mẫn không thể tin nổi kết quả này và liên tục hỏi bác sĩ rằng tại sao sức khoẻ cô rất tốt mà lại bị xơ gan?
Bác sĩ điều trị cho Lý Mẫn đã hỏi các thói quen ăn uống sinh hoạt hằng ngày của cô, và được biết rằng Lý Mẫn có thói quen ăn canh ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) vào buổi sáng. Cô muốn dùng loại canh này để bồi bổ sức khoẻ, bổ sung khí huyết , hơn nữa vì không muốn dậy quá sớm nên cô thường ngâm từ hôm trước, ngày hôm sau mới nấu ăn.
Lý Mẫn có thói quen ăn canh ngân nhĩ vào mỗi buổi sáng.
Canh ngân nhĩ có rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, có thể giúp chị em phụ nữ làm đẹp, dưỡng da. Ngoài ra loại canh này cũng thúc đẩy nhu động đường tiêu hoá giúp hệ thống tiêu hoá làm việc tốt hơn. Tuy nhiên có rất ít người biết rằng ngân nhĩ không thể ngâm quá lâu. Lý do bởi bản thân nó là một loại nấm, nếu ngâm trong thời gian quá lâu sẽ rất dễ bị nhiễm các vi khuẩn trong không khí và sinh ra độc tố là axit bongkrekic (BA).
Axit bongkrekic được biết đến là một chất cực độc chủ yếu sinh ra từ quá trình ngâm các loại thực phẩm như nấm, ngân nhĩ không đúng cách. Khi thời gian ngâm quá lâu, thực phẩm sẽ tiếp xúc với dụng cụ ngâm, kết hợp điều kiện vệ sinh môi trường, không khí ẩm ướt... nấm trắng sẽ sinh ra loại trực khuẩn Pseudomonas cocovenenans tiết ra axit BA trong quá trình sinh trưởng. Nếu ăn phải loại thực phẩm biến chất này có thể sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan quan trọng như tim, gan, thận, hệ thần kinh trong thời gian ngắn. Các triệu chứng ngộ độc axit này cũng giống ngộ độc thực phẩm khác như chóng mặt, nôn mửa, vàng da nặng, tổn thương gan, gan nhiễm độc, bất tỉnh, thậm chí có thể gây sốc và tử vong.
Axit bongkrekic khi đi vào cơ thể con người được đưa tới gan để thải độc, gan sẽ tham gia quá trình giải độc và bị nhiễm độc. Nếu sử dụng trong một thời gian dài, các tế bào gan sẽ bị hoại tử dẫn đến những thay đổi về bệnh lý gây ra bệnh gan.
Cảnh báo bệnh xơ gan theo các triệu chứng mà cô giáo Lý Mẫn gặp phải:
1. Lòng trắng mắt màu vàng
Lòng trắng mắt còn được gọi là củng mạc, là lớp ngoài bảo vệ mắt. Màu vàng của phần này có liên quan trực tiếp đến quá trình chuyển hoá gan. Sau khi bị bệnh gan, màu sắc của phần lòng trắng mắt sẽ chuyển sang màu vàng với mức độ nặng nhẹ tuỳ theo mức độ bệnh.
Sau khi bị bệnh gan, màu sắc của phần lòng trắng mắt sẽ chuyển sang màu vàng với mức độ nặng nhẹ tuỳ theo mức độ bệnh.
Sau khi chức năng gan suy yếu, hàm lượng bilirubin - sắc tố chính của dịch mật sẽ tăng lên bất thường. Khi đó bilirubin sẽ chảy ngược vào máu đi đến mắt khiến củng mạc chuyển sang màu vàng.
2. Thường xuyên bị tiêu chảy
Tiêu chảy do sinh lý thường xảy ra thường xuyên với nhiều lý do như ăn phải đồ ăn đã hết hạn sử dụng, ăn thức ăn khó tiêu... và trường hợp này hoàn toàn có thể cải thiện bằng cách dùng các loại thuốc đặc trị tiêu chảy.
Nhưng tiêu chảy do bệnh lý về gan thì chỉ có thể được cải thiện bằng cách phục hồi chức năng gan. Dịch mật là một loại dịch trong túi mật, nó có vai trò hỗ trợ chủ yếu đối với hệ tiêu hoá thông qua khả năng bài tiết của gan. Một khi gan bị tổn thương thì lượng dịch mật sẽ giảm, kèm theo triệu chứng khó tiêu và thường xuyên tiêu chảy.
3. Đau vùng bụng trên phía bên phải
Nếu bạn thấy đau bụng trên phía bên phải thì nhất định cần chú ý. Bởi chỉ có những người bị tổn thương gan nặng mới xuất hiện triệu chứng này.
Gan nằm ở phía bụng trên bên phải, không có dây thần kinh gây đau. Cơn đau mà chúng ta cảm nhận được ở đây thực chất chính từ gan gây ra.
Theo Sohu, QQ, Baike
Pháp luật và bạn đọc