MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cô giáo dạy Hóa bỏ nghề, chuyển hướng sang kinh doanh thuốc: Không ngờ ‘một bước đổi đời’, sở hữu khối tài sản hơn 179 nghìn tỷ đồng

20-02-2024 - 08:18 AM | Tài chính quốc tế

Người phụ nữ này đang nắm giữ khối tài sản ròng trị giá 7,3 tỷ USD và sở hữu hơn 3/4 công ty dược phẩm hàng đầu Trung Quốc.

Cô giáo dạy Hóa bỏ nghề, chuyển hướng sang kinh doanh thuốc: Không ngờ ‘một bước đổi đời’, sở hữu khối tài sản hơn 179 nghìn tỷ đồng- Ảnh 1.

Bà Zhong Huijuan

Bà Zhong Huijuan sinh năm 1961 ở Giang Tô, Trung Quốc. Bà từng là giáo viên dạy môn Hóa học tại trường trung học Diên An, Liên Vân Cảng. Chồng của bà là Sun Piaoyang, ông từng là quản lý tại một nhà máy dược phẩm quốc doanh.

Năm 1995, bà Zhong Huijuan trở thành nhà sáng lập, cổ đông lớn và chủ tịch của nhà sản xuất thuốc Hansoh Pharmaceutical. Bằng kiến thức và khả năng vượt trội, bà Zhong đã đưa công ty phát triển nhanh chóng dù khởi điểm chỉ có 10 nhân viên. Vào năm 1997, công ty Hansoh đã sản xuất thành công thuốc kháng sinh Cefalexin và thu về khoản lợi nhuận 4,5 triệu USD.

Dần dần, Hansoh đã mở một nhà máy sản xuất và nghiên cứu thuốc đầu tiên vào năm 2000. Cho tới hiện tại, công ty đã trở thành một trong những cái tên hàng đầu trong ngành dược phẩm ở Trung Quốc. Cụ thể, Hansoh tập trung nghiên cứu và sản xuất thuốc trong các lĩnh vực như ung thư, tim mạch và tiểu đường. Khoảng gần một nửa doanh thu của họ đến từ các phương pháp điều trị ung thư.

Năm 2019, công ty đã huy động được 1 tỷ USD khi ra mắt trên sàn chứng khoán Hong Kong, nâng mức định giá lên 10 tỷ USD. Ngay sau phiên giao dịch đầu tiên, bà Zhong Huijuan đã trở thành một trong những nữ tỷ phú tự thân giàu nhất châu Á với khối tài sản khoảng 10,5 tỷ USD.

Cô giáo dạy Hóa bỏ nghề, chuyển hướng sang kinh doanh thuốc: Không ngờ ‘một bước đổi đời’, sở hữu khối tài sản hơn 179 nghìn tỷ đồng- Ảnh 2.

Tài sản ròng của bà Zhong Huijuan qua từng năm

Đến năm 2023, bà có khoảng 7,6 tỷ USD. Còn hiện tại, giá trị tài sản ròng của bà là 7,3 tỷ USD (khoảng hơn 179 nghìn tỷ đồng), theo Forbes. Bà cũng đang sở hữu hơn 3/4 công ty dược phẩm Hansoh.

Trong một buổi lễ niêm yết của công ty tại Liên Vân Cảng, vị doanh nhân nhấn mạnh rằng sự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của nhà sản xuất dược phẩm.

Chi tiêu dành cho lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ ở Trung Quốc luôn được chú trọng. Vào năm 2022, chi tiêu chăm sóc sức khỏe ở nước này lên tới 852 tỷ USD.

Tổng hợp

Bạch Linh

Nhịp Sống Thị Trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên