MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có nên lo ngại về dòng vốn tín dụng chảy vào bất động sản chậm lại?

18-11-2019 - 11:21 AM | Bất động sản

Theo TS Bùi Quang Tín, CEO Trường Doanh nhân BizLight, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đến cuối tháng 9/2019 vào khoảng 9,4%, trong khi dòng vốn đổ vào BĐS tăng 15%. Dòng vốn đổ vào BĐS không giảm như chúng ta nghĩ.

Theo ông Tín, thị trường tài chính và lãi suất đang có những chiều hướng tích cực cho thị trường BĐS. Ngoài nguồn vốn tín dụng vào thị trường BĐS, thị trường đang có nhiều nguồn vốn khác. Chẳng hạn, có các dòng vốn từ thị trường chứng khoán. Trái phiếu doanh nghiệp BĐS đã phát hành 35% trên tổng số lượng là 78.000 tỉ đồng. Đây được xem là dòng vốn rất hấp dẫn. Ngoài ra, chúng ta đang có nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài đa dạng.

Bên cạnh đó, 39 quốc gia đang giảm lãi suất cơ bản, Việt Nam đang nằm trong xu hướng này. Nước ta đang tạo điều kiện nhiều về mặt bằng lãi suất, chẳng hạn như giảm lãi suất điều hành, lãi suất tái cấp vốn. “Năm 2020, lãi suất có thể giảm 0.5%, đây là cơ hội để cả NĐT cá nhân và nhà phát triển dự án tiếp cận nguồn vốn”, ông Tín cho biết.

Ông Tín cho rằng, chưa bao giờ Chính phủ Việt Nam tự tin về sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô như bây giờ. Trong khi tỉ giá của Việt Nam vẫn nằm trong xu hướng ổn định. Nếu ở một số quốc gia trên thế giới phá giá tỉ giá lên đến gần 30% còn ở Việt Nam tỉ giá chính thức giảm khoảng 0,78% so với tỉ giá cuối năm 2018, còn tỉ giá tự do giảm khoảng 1,24% so với cuối năm 2018. Đây là cơ hội để tạo điều kiện cho các NĐT tiếp cận được dòng vốn giá rẻ trong thời gian tới, đồng thời là yếu tố để NĐT nước ngoài yên tâm đầu tư vào Việt Nam.

Có nên lo ngại về dòng vốn tín dụng chảy vào bất động sản chậm lại? - Ảnh 1.

“Tôi tin rằng, thị trường BĐS vẫn đang có nhiều nền tảng để phát triển trong thời gian tới khi mà các kênh truyền dẫn vốn đang mở ra nhiều cơ hội, chẳng hạn vốn từ ngân hàng, từ thị trường chứng khoán, vốn từ nhiều NĐT nước ngoài khi chúng ta hội nhập, cổ phiếu….”, ông Tín nhấn mạnh.

Cũng theo vị chuyên gia này, có nhiều người lo ngại dòng vốn tín dụng đổ vào BĐS chậm đi nhưng thực chất nó vẫn đang rất ổn. Các NĐT nước ngoài khi vào thị trường Việt Nam họ có những phân tích, nghiên cứu rất kỹ càng mới tiến hành đầu tư. Thậm chí có những người rất am hiểu thị trường Việt Nam.

Còn PGS.TS.Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, trong năm tới có thể là năm tích cực, đặc biệt cho thị trường BĐS nhưng phải kiểm soát được đầu tư. Quá trình đô thị hóa, đầu tư nước ngoài, BĐS công nghiệp, đô thị thông minh, du lịch có thể phát triển trong điều kiện thi hành chiến lược đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, với thị trường Tp.HCM nếu chú trọng này sẽ thoát được những câu chuyện khó khăn, sẽ được chú ý để sớm tháo gỡ khó khăn.

“Tuy vậy, cách tiếp cận về phía doanh nghiệp nên có những phản ứng mạnh hơn nữa. Nên kêu gọi doanh nghiệp đề xuất yêu cầu chứ không phải xin - cho, nên tạo môi trường yêu cầu, đề nghị phải thực thi”, ông Thiên nhấn mạnh.

Hạ Vy

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên