MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có phải điện thoại smartphone đã và đang làm hỏng một thế hệ?

05-09-2017 - 06:48 AM | Sống

Bài báo của nhà nghiên cứu Mỹ Jean Twenge đăng tải trên tạp chí Atlantic gần đây đã thu hút được rất được nhiều sự chú ý bởi câu hỏi mà bà đặt ra: "Có phải điện thoại smartphone đã và đang làm hỏng một thế hệ?".

Bà Twenge đã viết: "Ngày càng cảm thấy thích thú khi lên mạng hơn là đi hội hè, thế hệ hậu millennial (sinh sau năm 2000) đang cảm thấy an toàn hơn thế hệ trước. Song họ cũng đang bên bờ vực của một khủng khoảng về sức khoẻ tinh thần."

Bài báo được mở đầu bằng cuộc trò chuyện với một cô bé 13 tuổi về cuộc sống "ảo” của mình. Cô bé với tên hiệu là Athena sinh sống tại Houston, Texas. Cô đã trở thành chủ nhân của một chiếc điện thoại iPhone từ năm lên 11. Athena đã chia sẻ với bà Twenge rằng cô đã dành hầu hết thời gian rảnh rỗi mùa hè của mình ở trong phòng và làm bạn với chiếc điện thoại. Theo Athena, đây cũng là cách tiêu khiển thời gian của những người trẻ thuộc thế hệ của cô.

Athena nói: "Chúng cháu không có sự lựa chọn để biết một cuộc sống nào khác mà không có iPad và iPhone... Cháu nghĩ chúng cháu đôi lúc yêu thích chiếc điện thoại của mình hơn những con người thực."

Về điểm này, bà Twenge đã đưa ra phân tích như sau: Như các bạn đã biết, mô hình các thế hệ từ thế hệ baby boomer (nhóm người sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số) đến thế hệ X (nhóm người sinh từ năm 1965 đến 1980) và thế hệ millennial hay thế hệ Y (thế hệ thiên niên kỷ, nhóm người sinh ra trong giai đoạn từ năm 1980 đến 2000). Song nếu xét về hai nhóm đối tượng là thanh niên và thiếu niên hay còn gọi là hậu milleninal (thế hệ Z), chúng ta có thể thấy thế hệ Z có lối sống hoàn toàn khác biệt không chỉ về mặt số hoá, điện tử mà còn về mặt xã hội và tâm thần học.

Người ta ngày càng dùng điện thoại, iPad nhiều hơn là nói chuyện với nhau.

Người ta ngày càng dùng điện thoại, iPad nhiều hơn là nói chuyện với nhau.

Vấn đề ở đây đó là thế hệ trẻ ngày nay ngày càng đắm chìm trong cuộc sống "ảo”. Hiện nay đây chỉ là vấn đề trò chuyện trực tuyến hay bấm 'like'. Ngoài ra bạn còn có nguy cơ bị ghét bỏ chỉ vì một lời bình luận.

Đáng chú ý là trong bài báo này Jean Twenge chỉ ra rằng thế hệ thanh thiếu niên ngày nay ở nhà nhiều hơn với cha mẹ và gia đình mình, song dành ít thời gian hơn cho các mối quan hệ hay giao tiếp hoặc hội thoại với những người cùng nhà. Họ ở trong nhà song không trò chuyện với những người khác trong nhà vì họ đang mải giao tiếp, "quảng giao số" với những ai đó đang ở một nơi rất xa. Và điều này đang dẫn đến một thể trạng tâm lý và tinh thần rất mong manh. Điều đáng nói hơn nữa đây là vấn đề tồn tại không chỉ ở riêng nước Mỹ.

Twenge viết: "Nơi nào có các cột phát sóng wifi, nơi đó giới teen sống ảo".

Cuối bài báo, bà Twenger đã nêu ra một thực tế rất quan trọng: "Về mặt tâm lý, thế hệ hậu milleninial dễ bị tổn thương hơn thế hệ millennial. Tỉ lệ trầm cảm cà tự sát ở lứa tuổi vị thành niên tại Mỹ tăng cao kể từ năm 2011. Không phải là cường điệu hoá nếu mô tả thế hệ mới này đang bên bờ vực của cuộc khủng hoảng sức khoẻ tinh thần tồi tệ nhất trong các thập kỷ."

Tác giả bài báo này kết luận rằng: "Nguyên nhân chính của tình trạng trở nên xấu đi này có thể truy cứu ở chiếc điện thoại di động."

Bà viết: "Có bằng chứng thuyết phục cho thấy các thiết bị mà chúng ta đặt trong tay giới trẻ đang gây ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của chúng và khiến chúng có thể thực sự không hạnh phúc."

Chúng không thể trưởng thành. Đưa ra một loạt dẫn chứng, bà Twenge tổng kết rằng: "Có những thanh niên 18 tuổi hiện nay hành xử như mới 15 tuổi và những trẻ 15 tuổi xử sự như 13 tuổi. Tuổi thơ hiện nay kéo dài sang cả lứa tuổi trung học."

Qua nghiên cứu nhiều dữ liệu và những chia sẻ của các thanh thiếu niên, bà Twenge nhận định rằng: "Không có một trường hợp ngoại lệ. Tất cả các hoạt động liên quan đến màn hình khiến người ta ít hạnh phúc hơn và ngược lại tất cả những hoạt động không dính dáng đến màn hình góp phần tạo ra hạnh phúc.”

Bà Twenge dẫn giải: "Các học sinh lớp 8 sử dụng từ 10 tiếng trở nên mỗi tuần vào có thể 56% nói rằng chúng kém hạnh phúc hơn những học sinh dành ít thời gian vào mạng xã hội."

Vì vậy, theo chuyên gia này, nếu bạn cần phải đưa ra một lời khuyên cho một người trẻ tuổi dựa vào kết quả của cuộc khảo sát này, lời khuyên đó chính là: "Hãy bỏ điện thoại, tắt máy tính và làm gì đó, bất cứ gì không liên quan đến màn hình".

Xuân Hương

Kentuckytoday

Trở lên trên