Cố phần hóa DNNN: Không hạn chế lượng cổ phần nhà đầu tư trong nước mua
Nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa với số lượng không hạn chế, trừ diện không được mua lần đầu.
- 11-11-201738 doanh nghiệp nhà nước được phê duyệt phương án cổ phần hóa với giá trị 81.050 tỷ đồng
- 09-11-2017Hậu cổ phần hóa là gì?
- 31-10-2017TS. Nguyễn Đình Cung mổ xẻ nguyên nhân cốt lõi dẫn tới cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam trục trặc
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 126/2017 về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.
Nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa với số lượng không hạn chế, trừ trường hợp khác theo quy định (ảnh minh họa: KT)
Theo đó, với các phương thức bán cổ phần lần đầu, ngoài 3 phương thức bán cổ phần hiện hành (đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành, thỏa thuận trực tiếp), Nghị định số 126/2017 bổ sung thêm phương thức mới là phương thức dựng sổ (Booking building).
Nghị định số 126/2017 cũng quy định mới về đối tượng và điều kiện mua cổ phần. Theo đó, nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa với số lượng không hạn chế, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân không được mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định này.
Nhà đầu tư nước ngoài được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần phải mở tài khoản tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối.
Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có đủ các điều kiện sau: Có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật; Có năng lực tài chính và có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 02 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi, không có lỗ lũy kế; Có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền khi đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp cổ phần hóa.
Tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số 126/2017 quy định các tổ chức, cá nhân không được mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa bao gồm:
a) Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc cổ phần hóa doanh nghiệp (trừ các thành viên là đại diện của doanh nghiệp);
b- Các tổ chức tài chính trung gian và các cá nhân thuộc tổ chức này tham gia vào việc thực hiện tư vấn cổ phần hóa, kiểm toán báo cáo tài chính và cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp (trừ các tổ chức bảo lãnh phát hành mua số cổ phần chưa phân phối hết theo hợp đồng bảo lãnh);
c- Các công ty con, công ty liên kết trong cùng Tập đoàn, Tổng công ty và tổ hợp công ty mẹ - công ty con;
d- Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần và các cá nhân thuộc tổ chức này có liên quan đến cuộc đấu giá;
đ- Người có liên quan theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014 của tổ chức và cá nhân quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản này./.
Chinhphu.vn