MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cổ phần hoá “ông lớn” nhà nước nghẽn vì phương án như “chép sách giáo khoa”?

Bộ Tài chính đang phối hợp với các Sở giao dịch chứng khoán và một số cơ quan liên quan để có cơ chế bình bầu, đánh giá báo cáo tài chính tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.

Trao đổi với báo chí ngày 8/6, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết, một trong những giải pháp để thúc quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đang được Bộ Tài chính tính tới là chấm điểm mức độ công khai, minh bạch của báo cáo tài chính các doanh nghiệp.

Theo đó, Bộ Tài chính có thể mời thêm tổ chức độc lập để chấm điểm, các cơ quan liên quan khác thậm chí chính các cơ quan báo chí cũng sẽ có quyền cùng bỏ phiếu đánh giá báo cáo tài chính doanh nghiệp.

“Điều này nhằm khẳng định doanh nghiệp Nhà nước cũng bình đẳng với các doanh nghiệp khác và công khai, minh bạch thông tin. Từ đó thúc đẩy quá trình cổ phần hóa. Nếu thông tin mù mờ thì nhà đầu tư không thể yên tâm được”, ông Tiến nhấn mạnh.

Cũng theo thông tin từ ông Tiến, việc công khai phải có những tiêu chí cơ bản để người dân cùng biết. Tuy nhiên, điều này theo ông không đồng nghĩa là các đơn vị phải công khải cả những "bí quyết" cổ phần hoá của mình.

Đặc biệt, ông Tiến nhấn mạnh rằng, vẫn còn tư tưởng ở một số Bộ muốn nắm giữ tỷ lệ lớn chi phối doanh nghiệp như trường hợp Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama), Bộ Xây dựng hiện vẫn nắm giữ tỷ lệ vốn lên tới 90% trong khi một số nhà đầu tư muốn sở hữu tỷ lệ cao hơn.

“Khi bỏ tiền đầu tư vào các doanh nghiệp, nhà đầu tư đều muốn làm chủ "mặt trận" của mình. Tuy nhiên, việc cơ quan chức năng muốn nắm giữ tỷ lệ cao đã làm mất cơ hội cổ phần hóa trong khi đối với mảng lắp máy, nếu không thay đổi quản trị doanh nghiệp, không tạo ra năng lượng mới thì sẽ khó cạnh tranh khi hội nhập”, ông Tiến nói.

Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính). Ảnh Mof
Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính). Ảnh Mof

Ngoài ra, ông Tiến cũng nhận định, trong quá trình cổ phần hoá khâu quan trọng nhất là chuẩn bị cổ phần hoá. Cụ thể, trước đó phải chuẩn bị chọn cổ đông chiến lược, chọn được tư vấn, xác định doanh nghiệp, tư vấn xây dựng cổ phần hoá, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trong tương lai, tính đúng tính đủ và bán thành công...

“Nếu bán mà không thành công thì không phải do thị trường mà trình độ tư vấn có vấn đề, chưa đạt yêu cầu. Xây dựng phương án cổ phần hoá mà cứ chép của người khác vào, đánh giá không có cơ sở pháp lý so sánh, thuyết phục thì nhà đầu tư sẽ đặt câu hỏi, nghi ngờ về phương án. Từ lợi thế, cơ hội trong nhiều phương án cổ phần hoá chép như sách giáo khoa”, ông Tiến nói.

Dẫn chứng trường hợp xây dựng phương án cổ phần hoá Tập đoàn Cao su Việt Nam, theo vị đại diện Bộ Tài chính, không thể chỉ so sánh trong phạm vi rong nước mà cần so sánh với các nước khu vực như Malaysia, Trung Quốc.

“Các ngành nghề khác cũng vậy, nếu tư vấn trong nước bao giờ cũng chỉ trong hình S trong khi ASEAN đã mở, cần so sánh ít nhất với các nước trong khu vực ASEAN, trừ một vài trường hợp đặc thù, ví dụ như lĩnh vực điện”, ông Tiến cho hay.

Ông Tiến cũng cho biết, nếu chỉ bán được 1-2% cũng là không hoàn thành nhiệm vụ, như vậy, sắp tới Ban chỉ đạo cổ phần hoá phải khắt khe với tư vấn, yêu cầu tư vấn phải học hỏi, cập nhật kiến thức và phải hội nhập, thậm chi tư vấn phải bỏ tiền mua thông tin mới đủ dữ liệu.

Theo Nguyễn Thảo

BizLIVE

Trở lên trên