Cổ phiếu chứng khoán "được mùa" chinh phục đỉnh, đã có 11 công ty chứng khoán trị giá hơn nghìn tỷ đồng
Từ đầu năm đến nay, hàng loạt cổ phiếu ngành chứng khoán lột xác từ những cổ phiếu dưới mệnh giá và tăng trưởng gấp đôi, gấp 3. Tính đến ngày 04/08/2017 thì thị trường đã có 11 công ty chứng khoán trị giá nghìn tỷ đang giao dịch trên sàn chứng khoán.
- 04-08-2017Cổ phiếu chứng khoán “dậy sóng”, thị trường khép lại phiên giao dịch cuối tuần với sắc xanh ngập tràn
- 26-07-2017Lộ diện cá nhân bỏ ra 178 tỷ đồng ôm số cổ phần Chứng khoán Đệ Nhất do Becamex thoái vốn
- 25-07-2017Dù có thâm niên 2 năm đầu tư chứng khoán, Nhà Đà Nẵng (NDN) vẫn phải cắt lỗ HAR trước khi cổ phiếu tăng trần 15 phiên liên tục
Trong 7 tháng đầu năm 2017, thị trường chứng khoán Việt Nam “được mùa” với thanh khoản bình quân toàn thị trường tăng trưởng 54% so với năm trước và giá các cổ phiếu tăng trưởng mạnh. Sự thuận lợi của thị trường chung đã đem đến cơn sóng mạnh mẽ tại nhóm cổ phiếu chứng khoán khi các doanh nghiệp thuộc ngành này được hưởng lợi và đều ghi nhận sự đột phá trong kết quả kinh doanh.
Từ đầu năm đến nay, hàng loạt cổ phiếu ngành chứng khoán lột xác từ những cổ phiếu dưới mệnh giá và tăng trưởng gấp đôi, gấp 3. Tính đến ngày 04/08/2017 thì thị trường đã có 11 công ty chứng khoán trị giá nghìn tỷ đang giao dịch trên sàn chứng khoán.
Có khoảng cách vượt trội so với những CTCK khác là top 4 bao gồm SSI, Bản Việt, HSC và VNDIRECT.
Dữ liệu: Cafef.vn
CTCK SSI vốn là công ty lớn nhất trong ngành này về tất cả các chỉ tiêu. Với mức tăng trưởng gần 30% của cổ phiếu, vốn hóa của SSI tính đến nay đã lên đến gần 13.000 tỷ đồng. Con số này giảm so với thời điểm đầu tháng 7 – khi cổ phiếu đạt mức giá đỉnh nhiều năm tại 28.600 đồng.
Chứng khoán Bản Việt mới lên sàn vào ngày 07/07/2017 nhưng đã nhanh chóng gia nhập câu lạc bộ nghìn tỷ khi giá chào sàn là 48.000 đồng và ghi nhận mức tăng trưởng hơn 5% sau 1 tháng. Cho đến hiện tại, VCI vẫn là cổ phiếu ngành chứng khoán có thị giá cao nhất: 60.600 đồng.
Không chỉ được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán chung, cổ phiếu HCM của CTCK HSC trong năm nay có câu chuyện riêng mang tên nới room cho khối ngoại. Tính từ đầu năm đến nay, HCM tăng 60% (theo giá điều chỉnh) và trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 12%. Mức giá 47.900 đồng mà HCM đạt được vào ngày 06/07 là giá đỉnh lịch sử của cổ phiếu.
Tuy nhiên, gương mặt ấn tượng nhất trong top 4 phải kể đến là VNDIRECT. Cổ phiếu VND tăng gần 90% so với đầu năm, từ mức giá chỉ 13.300 đồng đã vươn lên gần 25.000 đồng tương đương mức vốn hóa thị trường hơn 3.600 tỷ đồng. VND đang tiến đến rất gần với mức giá đỉnh lịch sử.
Sự tăng trưởng của cổ phiếu VND cũng đã được chứng minh bằng tăng trưởng lợi nhuận của VNDIRECT sau 6 tháng đầu năm. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế đã thực hiện của Công ty đạt mức 190 tỷ đồng - tăng trưởng 100% so với cùng kỳ năm 2016.
Do thay đổi của chế độ báo cáo nên VNDIRECT còn có thêm một khoản lợi nhuận chưa thực hiện của quý II năm 2017 là 1,3 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đạt 132 tỷ đồng. Do đó, con số lợi nhuận sau thuế 6 tháng của VND là 332 tỷ đồng.
Nằm trong top dưới nhưng giá có phần “vừa miếng” hơn so với nhiều nhà đầu tư, các cổ phiếu MBS, SHS và CTS đều từ dưới mệnh giá đi lên và đó cũng là những cổ phiếu tăng đến 3 con số.
Ngoài kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng như hầu hết các doanh nghiệp trong ngành thì CTS cũng gắn với câu chuyện chuyển sàn. Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu cùng với sự tăng giá của cổ phiếu đã đưa vốn hóa thị trường của CTS lên hơn 1.200 tỷ đồng.
Hay MBS trong thời gian gần đây nổi sóng cùng “họ MB” và thông tin ngoài lề về việc mua vào của một quỹ ngoại.
Tuy nhiên, MBS vẫn chưa thể thoát khỏi gánh nặng cũ khi phải trích lập dự phòng tồn đọng từ hoạt động kinh doanh cũ (giai đoạn chưa tái cấu trúc) lên đến 87,4 tỷ đồng. Khoản này khiến lợi nhuận của MBS sau xử lý tồn đọng chỉ còn 12,8 tỷ đồng trong khi LNTT trước xử lý tồn đọng 6 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 100 tỷ đồng.
Chính vì thế, P/E của CTCK này lên tới gần 91 lần. Cổ phiếu MBS đang ở mức giá cao nhất kể từ khi niêm yết.
Trong nhóm những cổ phiếu đã tăng trưởng rất mạnh thì SHS có lẽ là cổ phiếu đang có P/E hấp dẫn hơn cả. Dù đã tăng gần 280% so với đầu năm, P/E của SHS hiện tại là 8 lần bởi kết quả kinh doanh khá ấn tượng với doanh thu 438 tỷ đồng, hoàn thành 70% và lợi nhuận 185 tỷ đồng, hoàn thành 151% kế hoạch cả năm 2017.
AGR của Agriseco cũng đã tăng gần 130% trong năm nay nhưng vẫn đang ở dưới mệnh giá. Cổ phiếu này gắn liền với khoản đầu tư vào HNG và một số doanh nghiệp cũng ở dạng “xác chết hồi sinh”, do đó, với trào lưu đầu tư như nửa đầu năm 2017, AGR được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng và thực tế doanh nghiệp cũng đã thể hiện sự đột phá của mình. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Agriseco ghi nhận 85,86 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cao vượt trội so với mức lỗ 424 tỷ đồng cùng kỳ 2016 và giúp Agriseco ghi nhận kết quả nửa đầu năm tốt nhất từ khi niêm yết năm 2009.
Cũng ở trong câu lạc bộ nghìn tỷ nhưng BSI và BVS có phần trầm lắng hơn các cổ phiếu bạn. Riêng FTS vừa lên sàn vào đầu năm (ngày 13/01/2017) thậm chí còn giảm.
Trí Thức Trẻ