MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Cổ phiếu nổi bật tuần] DPM – về giá thấp nhất trong một năm qua

Bất ngờ giảm mạnh ngay trong ngày giao dịch không hưởng quyền cổ tức 20% bằng tiền, DPM đã đánh mất hơn 8% trong tuần vừa qua. Đối với một cổ phiếu có vốn hóa lớn và hoạt động kinh doanh tương đối ổn định thì mức giảm vừa qua được xem là cú đánh mạnh vào sống lưng với cổ đông của Đạm Phú Mỹ.

Diễn biến giá cổ phiếu DPM gần đây

Gần như không có đợt sóng nào trong năm 2016, DPM hoạt động trong biên độ hẹp từ 25-28.000 đồng/cổ phiếu. Tuy vậy, sự kiên nhẫn nhà đầu tư bắt đầu mất trong tuần giao dịch vừa qua.

Ngay trong phiên giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền 20%, DPM bắt đầu bị bán mạnh. Suy luận giản đơn lý giải cho phiên giảm mạnh này là hoạt động giao dịch ngắn hạn của nhà đầu tư đã nhận được cổ tức. Nhưng đây lại là mồi lửa châm ngòi cho nhịp giảm mạnh trong các phiên giao ngay sau đó.

Trong 5 phiên giao tuần qua, DPM có 3 phiên giảm mạnh, lấy đi giá trị hơn 8%. Giá cổ phiếu này đóng cửa phiên cuối tuần ở mức 23.700 đồng/cổ phiếu, thấp nhất trong gần 52 tuần trở lại đây.

Khối lượng bắt đáy cũng tăng mạnh, trung bình mỗi phiên trong tuần qua, DPM đạt hơn 940 nghìn đơn vị/phiên gần gấp đôi so với khối lượng giao dịch trung bình trong năm.

Giọt nước tràn ly, đẩy giá DPM giảm mạnh

Với nhà đầu tư ngắn hạn lướt sóng lấy cổ tức, thì việc họ bán ra ngay trong phiên chốt quền cũng có thể hiểu được. Đồng thời với nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật, DPM cũng được đưa vào trạng thái stoploss ngay khi phá vỡ vùng hỗ trợ 25.000 đồng/cổ phiếu.

Những yếu tố trên phần nào lý giải cho việc giảm mạnh của cổ phiếu này trong ngắn hạn. Nhưng cũng phải kể đến áp lực được xem là “đạp thêm” của khối ngoại.

Thống kê trong 1 tháng trở lại đây, khối ngoại đã bán ra hơn 4,7 triệu cổ phiếu DPM và thu về 126 tỷ đồng. Bán ròng cả 5 phiên giao dịch, khối ngoại đã đẩy ra thị trường hơn 2,2 triệu cổ phiếu này trong tuần vừa qua. Đây được xem là một yếu chính yếu đẩy giọt nước tràn ly đưa thị trị giá DPM về thấp nhất trong gần một năm qua.

Tình hình sản xuất kinh doanh chưa nhìn thấy màu sáng

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí-CTCP (DPM – HOSE) đã công bố doanh thu 9 tháng đầu năm 2016 đạt 6,32 nghìn tỷ đồng giảm 15,4% so với cùng kỳ và LNST của cổ đông công ty mẹ chỉ là 989,5 tỷ đồng giảm 16,0% so với cùng kỳ.

Nguyên nhân được các nhà phân tích cho rằng do giá bán phân đạm giảm và sản lượng tiêu thụ gần như không đổi mặc dù giá khí đầu vào cũng giảm.

Chi tiết, trong 9 tháng đầu năm 2016, DPM đã bán được khoảng 627.000 tấn đạm tự sản xuất, tương đương mức tiêu thụ trong 9 tháng đầu năm 2015 là 628.000 tấn với giá bán bình quân là khoảng 6.200 đồng, giảm 17,5% so với cùng kỳ.

Giá bán bình quân thấp hơn 17,5% so với cùng kỳ. Mặt bằng giá đạm ure thế giới yếu cộng với tình trạng dư cung trong nước và sự suy giảm về cầu do hạn hán nghiêm trọng tại Đồng bằng Sông Cửu Long đều là các yếu tố tác động giảm mạnh giá bán bình quân của DPM.

Theo Mai Hương

Bizlive

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên