MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cơ quan y tế Trung Quốc thêm các triệu chứng mới vào danh sách các triệu chứng chẩn đoán một người nhiễm virus corona Vũ Hán

06-02-2020 - 09:30 AM | Tài chính quốc tế

Cơ quan y tế Trung Quốc cảnh báo rằng việc phát hiện virus trong phân của bệnh nhân cho thấy rằng đây có thể là một nguồn lây truyền khác của virus corona mới.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã mở rộng các hướng dẫn chẩn đoán để giúp xác định các bệnh nhân nhiễm virus corona mới gây chết người. Trong một kế hoạch điều trị cập nhật được công bố vào thứ Tư, Ủy ban cũng cảnh báo rằng họ đang điều tra xem liệu nhiễm trùng khí dung và đường tiêu hóa có phải là phương thức lây truyền hay không sau khi tìm thấy dấu vết của virus corona trong phân của bệnh nhân.

Cơ quan y tế Trung Quốc thêm các triệu chứng mới vào danh sách các triệu chứng chẩn đoán một người nhiễm virus corona Vũ Hán - Ảnh 1.

Nhân viên y tế kiểm tra hình ảnh chụp CT của một bệnh nhân tại Bệnh viện Trung Nam của Đại học Vũ Hán vào Chủ nhật. Ảnh: Nhật báo Trung Quốc qua Reuters

Cơ quan y tế này đã thêm các vấn đề về hô hấp vào danh sách những triệu chứng đối với các trường hợp nghi ngờ. Họ cũng mở rộng thêm một mức độ triệu chứng nữa bao gồm các trường hợp được coi là "nhẹ". Những người thuộc nhóm bệnh nhân "nhẹ" chẳng hạn như sốt, mệt mỏi, ho hoặc các vấn đề về hô hấp nhưng không bị nhiễm trùng phổi cũng phải được cách ly và điều trị để hạn chế sự lây lan của căn bệnh này.

Một số bệnh nhân chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ nhưng họ vẫn truyền nhiễm, đó là lý do tại sao chúng tôi đã thêm danh mục "nhẹ" trong phiên bản hướng dẫn này, thành viên hội đồng chuyên gia của Ủy ban, cho biết.

Số lượng các trường hợp nghi ngờ có thể tăng lên vì điều này nhưng nếu chúng ta có thể tìm thấy những trường hợp có triệu chứng không điển hình sớm hơn thì nó sẽ giúp kiểm soát sự lây lan của virus.

Yanzhong Huang, chuyên gia cao cấp về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại, cho biết: “Tôi nghĩ mục đích chính của việc đưa ra thể loại mới này là giảm áp lực của các bệnh viện trong việc tiếp nhận bệnh nhân trong khi cũng tính đến việc người mang mầm bệnh không triệu chứng có thể lây nhiễm virus”.

Cơ quan y tế Trung Quốc thêm các triệu chứng mới vào danh sách các triệu chứng chẩn đoán một người nhiễm virus corona Vũ Hán - Ảnh 2.
Cơ quan y tế Trung Quốc thêm các triệu chứng mới vào danh sách các triệu chứng chẩn đoán một người nhiễm virus corona Vũ Hán - Ảnh 3.
Cơ quan y tế Trung Quốc thêm các triệu chứng mới vào danh sách các triệu chứng chẩn đoán một người nhiễm virus corona Vũ Hán - Ảnh 4.

Mặc dù có một số loại thuốc kháng virus như Kaletra, ribavirin và interferon đã được đề nghị dùng để điều trị các trường hợp nhiễm nhưng chưa có thuốc nào được chứng minh là có tác dụng chữa khỏi bệnh. Thuốc kháng virus được sử dụng trong điều trị HIV, viêm gan và cúm cũng được đề xuất. Chúng có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để diệt virus hoặc ngăn chặn virus sản sinh.

Đối với các trường hợp nhẹ, việc điều trị sẽ tập trung hơn vào các cách để tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân, vì vậy các loại thuốc cũ hơn như interferon và các loại khác giống như nó có thể khá hữu ích. Các hướng dẫn cũng cảnh báo về tác dụng phụ của thuốc. Interferon được biết là gây ra rối loạn tâm trạng, tăng nhiễm trùng và đột quỵ, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.

Các bệnh viện ở Bangkok và Hàng Châu ở tỉnh Chiết Giang đã báo cáo một số thành công trong điều trị bệnh nhân sử dụng liệu pháp thuốc kết hợp.

Trung Quốc cũng đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho việc sử dụng remdesivir - một loại thuốc thử nghiệm được phát triển bởi công ty dược phẩm Gilead Science có trụ sở tại Hoa Kỳ - để chống lại virus, theo một tuyên bố từ Viện Virus học Vũ Hán ở thành phố trung tâm của Trung Quốc.

Virus corona mới chưa được biết đến trước đây. Nó có "họ hàng" với virus corona gây bệnh Sars và xuất hiện lần đầu tiên vào cuối tháng 12. Cho đến giờ, virus corona mới đã giết chết gần 500 người và làm hơn 24.500 người mắc bệnh ở 27 quốc gia trên thế giới.

Nguồn: SCMP

Theo H Nguyễn

Báo Dân sinh

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên