MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cơ thể phát ra những âm thanh này thì nên đi khám ngay chứ không được chủ quan bỏ qua

05-08-2018 - 09:06 AM | Sống

Những âm thanh bất thường trong cơ thể hoàn toàn có thể cảnh báo một vài vấn đề sức khỏe mà bạn có khả năng đang gặp phải.

Cơ thể của bạn hoàn toàn có thể cảnh báo cho bạn biết sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề gì. Từ tiếng dạ dày kêu, tiếng khớp gối kêu, hay tai ù... cũng đều ngầm báo hiệu những vấn đề sức khỏe đang xảy ra trong cơ thể bạn. Cùng tìm hiểu xem đó là những âm thanh nào để biết cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trong cơ thể bạn nhé!

Tai ù, vang, kêu ong ong

Nếu trong tai của bạn có âm vang vọng hay kêu ong ong nhẹ bất chợt thì nó không đơn giản chỉ là tiếng ù tai. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này có thể là do bạn phải tiếp xúc với những tiếng ồn quá lớn. Dần dần, nó sẽ gây hại bên trong tai của bạn nên bạn phải sử dụng nút tai để hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động đi khám nếu thấy tình trạng ù tai vẫn tiếp tục diễn ra. Bởi nó có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc rối loạn bên trong tai.

Cơ thể phát ra những âm thanh này thì nên đi khám ngay chứ không được chủ quan bỏ qua - Ảnh 1.

Dạ dày kêu ùng ục khi chưa đói

Luân phiên các bữa ăn trong ngày, bộ máy tiêu hóa của bạn phải trải qua những cơn co bóp với cường độ cao nên gây ra tiếng ồn trong quá trình dọn sạch các mảnh vụn thức ăn còn sót lại. Thế nên, những tiếng ùng ục kêu từ dạ dày chưa chắc đã là một dấu hiệu kêu đói, nhất là khi chưa đến giờ ăn trong ngày. Dù vậy, nếu ruột kêu thành tiếng, kèm theo tình trạng sưng đau và khi ấn vào bụng nghe thấy tiếng kêu như tiếng nện giục giã ở trong ruột thì hãy lập tức đi khám ngay. Nhiều trường hợp của tình trạng này nói rằng, ruột của bạn đang co rút quá nhiều hay quá ít, thậm chí còn bị tắc ruột nên có nguy cơ phải phẫu thuật.

Cơ thể phát ra những âm thanh này thì nên đi khám ngay chứ không được chủ quan bỏ qua - Ảnh 2.

Đầu gối và mắt cá chân kêu răng rắc

Mặc dù ít được chú ý tới nhưng những tiếng kêu răng rắc ở các khớp gối, mắt cá chân... hoàn toàn có thể là một trong các triệu chứng của tình trạng gân chèn lên khớp, chất lỏng dịch chuyển làm vỡ các bọt khí, hoặc các khớp trượt nhẹ ra khỏi vị trí của nó. Lúc này, bạn nên hạn chế các hoạt động thể thao và cần chủ động đi khám sớm. Đau đầu gối cũng có thể là do viêm khớp hoặc dây chằng bị tổn thương nên không được chủ quan xem thường.

Cơ thể phát ra những âm thanh này thì nên đi khám ngay chứ không được chủ quan bỏ qua - Ảnh 3.

Tiếng ngáy ngủ

Tiếng ngáy ngủ phát ra khi ngủ thực chất chính là tiếng mô mềm của miệng và cổ họng rung lên khi thở. Do đó, nhiều người gặp tình trạng này thường khá chủ quan với tiếng ngáy ban đêm. Thế nhưng, nếu tình trạng ngáy ngủ kèm với triệu chứng thở hổn hển, thức dậy người ướt đẫm mồ hôi, hay cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày thì nhiều khả năng là do hội chứng ngưng thở khi ngủ gây ra. Bệnh này còn gây cản trở luồng không khí và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đột quỵ nên bạn không được lơ là chuyện đi khám.

Cơ thể phát ra những âm thanh này thì nên đi khám ngay chứ không được chủ quan bỏ qua - Ảnh 4.

Mũi kêu khi thở

Khi bị nghẹt mũi, bạn thường nghe thấy những âm thanh như tiếng huýt gió khi cố thở bằng mũi. Nguyên nhân là do không khí di chuyển qua một không gian quá hẹp trong mũi. Nếu gặp tình trạng này, bạn có thể xì mũi rồi nhỏ thuốc nghẹt mũi hoặc dùng các chai dạng xịt để làm mũi dễ chịu hơn. Thế nhưng, sau khi bị chấn thương mà nghe thấy âm thanh này thì bạn có thể đang bị thủng vách ngăn giữa hai khoang mũi và phải khắc phục bằng cách dùng sụn từ một bộ phận khác để tạo ra miếng vá bên trong mũi.

Cơ thể phát ra những âm thanh này thì nên đi khám ngay chứ không được chủ quan bỏ qua - Ảnh 5.

Theo Gà

Helino

Trở lên trên