Cơn ác mộng của Mark Zuckerberg trở thành hiện thực, 96% người Mỹ cấm Facebook theo dõi họ
Sau khi cập nhật hệ điều hành iOS mới, chỉ 4% số người Mỹ cho phép các ứng dụng theo dõi động thái của họ.
- 29-04-2021Facebook lo doanh thu sụt giảm vì chính sách bảo mật mới của Apple
- 12-04-2021Chi phí bảo vệ Mark Zuckerberg ngày càng tốn kém: Facebook mất tới 23 triệu USD để đảm bảo an toàn cho CEO năm 2020
- 05-04-2021Facebook lại làm rò rỉ dữ liệu của hơn nửa tỷ người dùng
- 03-04-20212 tỷ phú Bitcoin đầu tiên trên thế giới: Từng thắng kiện Mark Zuckerberg 65 triệu USD, dự đoán Bitcoin sẽ lớn hơn Facebook từ 7 năm trước
- 22-03-2021Bị Twitter, Facebook 'cấm cửa', ông Trump lập hẳn một mạng xã hội mới để 'chém gió'
Apple đã phát hành hệ điều hành iOS vào cuối tháng 4. Lần cập nhật phần mềm này gây sự chú ý khi Apple cho phép người dùng chặn các ứng dụng theo dõi hoạt động của họ và thu thập dữ liệu phục vụ mục tiêu quảng cáo. Dữ liệu mới được công bố cho thấy tính năng này vô cùng phổ biến.
Cụ thể, sau khi nâng cấp hệ điều hành iOS 14.5, Apple sẽ hỏi người dùng có cho phép các ứng dụng theo dõi họ hay không. Việc này diễn ra ngay trong lần đầu tiên người sử dụng mở một ứng dụng nào đó hoặc cập nhật phần mềm sau khi nâng cấp hệ điều hành.
Theo thống kê của Flurry Analytics (thuộc sở hữu của Verizon Media), hầu như tất cả mọi người đều nói "không, cảm ơn". Chỉ có khoảng 4% người dùng Mỹ nói "có".
Flurry là công cụ phân tích được cài đặt trong khoảng 1 triệu ứng dụng. Kể từ khi iOS 14.5 ra mắt công chúng, nó cho thấy người dùng cho phép các ứng dụng theo dõi họ ngày càng ít. Theo đó, chỉ 4% người Mỹ đồng ý cho các ứng dụng theo dõi mình.
Tuy nhiên, iOS không cấm hoàn toàn các ứng dụng. Nếu muốn cấp quyền, người dùng có thể cài đặt bằng tay.
Khi iOS 14.5 được phát hành và trước đó, nó đã gặp sự phản đối của Facebook, nền tảng mạng xã hội chủ yếu sống dựa vào quảng cáo. Các công ty khác như Snapchat và Twitter cũng đã nhận thấy điều này sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của họ.
Dù nhiều cái tên bị ảnh hưởng bởi iOS 14.5 nhưng truyền thông thế giới đặc biệt tập trung vào những mâu thuẫn giữa Apple và Facebook. Thậm chí, tờ New York Times còn mô tả về quá trình mà Mark Zuckerberg và Tim Cook chính thức trở thành "kẻ thù".
Sau khi Facebook dính bê bối Cambridge Analytica (thông tin cá nhân của 50 triệu người dùng bị một công ty đối tác Facebook khai thác bất hợp pháp cho mục đích chính trị), Tim Cook tin rằng Mark Zuckerberg nên xóa tất cả những giữ liệu người dùng mà Facebook đã thu thập nhưng không phục vụ giá trị cốt lõi của công ty.
Đó là khởi đầu của sóng gió. Tim Cook cũng tin rằng quyền riêng tư là "quyền cơ bản của con người" và đó là lý do Facebook và Apple không thể là bạn. Apple đang tiên trong phong nỗ lực trao quyền cho người sử dụng để bảo vệ thông tin của chính họ. iOS 14.5 đã chính thức hiện thực hóa điều đó và đang tạo ra một cơn địa chấn với các ứng dụng như Facebook.
Việc buộc Apple thay đổi là nhiệm vụ bất khả thi với Mark Zuckerberg. Nhà sáng lập cũng không thể lên tiếng tranh cãi để bảo vệ việc theo dõi dữ liệu người dùng như cách họ đang làm. Thay vào đó, dường như Mark đã có một chiến thuật khác.
Khi quảng cáo gặp rào cản, đây là lúc để Facebook đẩy mạnh chiến lược thương mại điện tử, hướng tới bán nhiều sản phẩm hơn qua các ứng dụng khác nhau thay vì dựa vào quảng cáo từ dữ liệu người dùng như hiện tại. Các tính năng mua bán trên Facebook và Instagram sẽ được sử dụng và Facebook sẽ thu phí cho mỗi giao dịch thành công sau khi kết nối người bán hàng với người mua tiềm năng. Đó có thể là tương lai của Facebook.