MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Con trai 5 tuổi phải vào viện cấp cứu sau bữa sáng, bố hối hận khi nghe bác sĩ chỉ rõ một sai lầm khi chế biến loại thực phẩm quen thuộc

27-08-2020 - 09:12 AM | Sống

Thực phẩm này từ lâu đã được cảnh báo có thể gây ngộ độc nếu chế biến sai cách, tuy nhiên nhiều người vẫn chủ quan.

Đối với các bậc cha mẹ, chỉ cần con cái có sức khỏe tốt, ít ốm đau là đáng mừng. Bồi bổ cho con để bé tăng sức đề kháng là điều nên làm. Tuy nhiên nếu thực hiện sai cách, bạn có thể khiến trẻ phải nhập viện.

Tờ Sohu từng chia sẻ về một trường hợp ngộ độc ở trẻ nhỏ , xảy ra tại gia đình một người đàn ông họ Trương, người Trung Quốc (giấu danh tính). Nhân một lần có người họ hàng từ quê lên cho ít sắn tươi, anh Trương quyết định nghiền sắn, sau đó cho thêm gạo vào nồi để nấu cháo cho cậu con trai 5 tuổi ăn sáng. Vì đây là lần đầu nấu món này, anh bổ sung vào cháo thêm một thìa đường để con trai ăn uống hợp khẩu vị hơn. Cậu bé ăn uống ngon lành và được bố đưa đến lớp học.

Con trai 5 tuổi phải vào viện cấp cứu sau bữa sáng, bố hối hận khi nghe bác sĩ chỉ rõ một sai lầm khi chế biến loại thực phẩm quen thuộc - Ảnh 1.

Sau khi đưa con đến lớp, anh Trương cũng vội vã đến công ty, tuy nhiên đang làm việc chưa được bao lâu thì anh nhận được điện thoại của giáo viên nói rằng con trai anh bị nôn và tiêu chảy liên tục ở trường. Cậu bé ngay lập tức được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện và được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm . May mắn, nhờ được cứu chữa kịp thời nên tình trạng sức khỏe của bé không có gì nghiêm trọng. Theo các bác sĩ, nguyên nhân là do món sắn tươi chưa được nấu chín hoàn toàn.

Con trai 5 tuổi phải vào viện cấp cứu sau bữa sáng, bố hối hận khi nghe bác sĩ chỉ rõ một sai lầm khi chế biến loại thực phẩm quen thuộc - Ảnh 2.

Theo các bác sĩ, ăn sáng bằng sắn hoàn toàn không có gì sai nhưng nếu chế biến không đúng cách sẽ dẫn đến ngộ độc sắn. Trên thực tế, trẻ em có lá lách và dạ dày mỏng manh, khả năng miễn dịch đường tiêu hóa thấp, dễ bị ngộ độc hơn người lớn.

Vì sao sắn lại có thể gây ngộ độc?

Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ thực phẩm trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội): Trong thành phần của củ sắn có chứa axit cyanhydric (viết tắt là HCN) có thể gây ngộ độc. Loại axit này có thể gây chết người, bắt đầu với các triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở... Hàm lượng HCN trong sắn cao hay thấp còn phụ thuộc vào giống sắn.

Theo chuyên gia, hàm lượng HCN ở giống sắn cao sản cao hơn sắn ngọt. Sắn cao sản thường dùng để sản xuất bột ngọt hoặc làm thức ăn cho gia súc, chứa nhiều độc tố, vị đắng, người ăn rất dễ bị ngộ độc. Chỉ khoảng 20gr HCN là đủ gây ra hiện tượng ngộ độc, nếu trên 50gr sẽ dẫn đến tử vong.

Con trai 5 tuổi phải vào viện cấp cứu sau bữa sáng, bố hối hận khi nghe bác sĩ chỉ rõ một sai lầm khi chế biến loại thực phẩm quen thuộc - Ảnh 3.

Hàm lượng HCN trong sắn cao hay thấp còn phụ thuộc vào giống sắn.

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, loại sắn cao sản có vỏ ngoài nâu thẫm, vỏ lụa trắng chứa nhiều nước, loại cây thấp, cuống lá đỏ nhạt, ngọn non màu xanh nhạt, đốt dày, lá màu xanh lục. Tuy nhiên, nếu không chuyên trồng sắn thì bạn khó mà nhận biết được. Ngay cả với sắn ngọt (loại sắn chúng ta hay ăn) dù ít thì nó cũng có chứa hàm lượng HCN, vẫn có thể gây nên ngộ độc nếu ăn sống hay chế biến mà không ngâm kỹ, rửa sạch…

Khi bị ngộ độc sắn, bệnh nhân ngộ độc sẽ có dấu hiệu choáng váng, nóng bừng người, ù tai, chân tay bị tê, buồn nôn và đau bụng. Nặng hơn, bệnh nhân có thể thấy khó thở, bắt đầu co giật. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

Con trai 5 tuổi phải vào viện cấp cứu sau bữa sáng, bố hối hận khi nghe bác sĩ chỉ rõ một sai lầm khi chế biến loại thực phẩm quen thuộc - Ảnh 4.

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi là 2 đối tượng không nên ăn sắn. Đặc biệt cần tránh ăn sắn lúc đói.

Làm sao để ăn sắn mà không gây hại?

HCN có trong củ sắn vốn dễ bay hơi, dễ hòa tan trong nước, khi kết hợp với đường tạo thành chất không độc. Để tránh bị ngộ độc từ củ sắn, mọi người nên chế biến sắn như sau:

- Bóc vỏ sắn trước khi nấu, ngâm sắn trong nước từ nửa ngày đến 1 ngày.

- Trong lúc nấu sắn nên mở nắp để HCN bay hơi.

- Luộc sắn nên thay nước 2-3 lần.

- Sắn cắt lát và phơi khô cũng làm giảm chất độc trong sắn.

- Ăn sắn luộc nên chấm cùng đường hoặc mật để giảm nguy cơ ngộ độc.

Con trai 5 tuổi phải vào viện cấp cứu sau bữa sáng, bố hối hận khi nghe bác sĩ chỉ rõ một sai lầm khi chế biến loại thực phẩm quen thuộc - Ảnh 5.

- Tránh ăn sắn nướng.

Theo DD

Trí thức trẻ

Trở lên trên