Công khai thông tin DNNN: Tp. Hồ Chí Minh dẫn đầu, Hà Nội vẫn "phớt lờ"
Mới có 32,41% số DNNN phải công bố thực hiện công bố thông tin tính đến ngày 20/9. Trong khi tại Tp. Hồ Chí Minh đã có 33 doanh nghiệp bắt đầu thực hiện công bố thông tin trong khi Tp. Hà Nội vẫn chưa doanh nghiệp nào thực hiện công bố.
- 28-09-2016Thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Ngăn lợi ích nhóm
- 20-09-2016Doanh nghiệp Nhà nước vẫn loay hoay thoái vốn ngoài ngành
- 19-09-2016Hà Nội sẽ cổ phần hóa 16 doanh nghiệp nhà nước
Theo quy định tại Nghị định số 81/2015/NĐ-CP về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp sẽ phải công bố định kỳ một loạt các thông tin như Chiến lược phát triển doanh nghiệp, kế hoạch SXKD và ĐTPT 5 năm và hàng năm, Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức, Báo cáo tài chính 6 tháng và hàng năm, báo cáo tiền lương, tiền thưởng.
Các doanh nghiệp này bao gồm các Tập đoàn Kinh tế, DNNN thuộc các Bộ, ngành và DNNN trực thuộc địa phương.
Theo báo cáo tính đến 20/9/2016, đã có 140/432 DNNN nước thực hiện công bố thông tin, chiếm 32,41% số DNNN phải công bố. Số lượng DNNN công bố thông tin đã cải thiện đáng kể so với số liệu tính đến ngày 31/7/2016 (25%).
Tuy nhiên, nội dung công bố thông tin của các doanh nghiệp vẫn chưa đầy đủ theo quy định tại Nghị định 81/2015/NĐ-CP.
Cụ thể, mới chỉ 64 DNNN công bố báo cáo tài chính năm 2015 trong khi thời hạn công bố là 31/5/2016. Báo cáo lương, thưởng năm 2015 cũng chỉ mới có 85 DNNN thực hiện, trong khi thời hạn công bố nội dung thông tin này là ngày 31/3/2016.
Ghi nhận trong số DNNN địa phương công bố thông tin, có 17/63 tỉnh thành đến nay vẫn chưa có DNNN nào công bố thông tin. Trong đó, bao gồm cả thành phố Hà Nội.
Được biết, nhiều doanh nghiệp trực thuộc UBND Tp. Hà Nội, như UDIC (Tcty Đầu tư PTĐT UDIC), Handico (Tcty Đầu tư & PT nhà Hà Nội), Hanoi Tourists (Tcty Du lịch Hà Nội), Transerco (Tcty Vận tải Hà Nội) Hapro và Hawaco (Nước sạch Hà Nội).
Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2016 - 2020, đã có 5 Tổng công ty; 4 công ty hoạt động theo hình thức mẹ - con và 7 công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước độc lập sẽ thực hiện triển khai cổ phần hóa. Ngoài ra, còn một số DNNN đã cổ phần hóa, UBND Hà Nội vẫn nắm giữ tỷ lệ chi phối. Tuy vậy, tính đến thời điểm hiện tại. chưa có một DNNN thuộc Hà Nội thực hiện công bố thông tin.
Đứng đầu về số DNNN bắt đầu thực hiện công bố thông tin là Tp. Hồ Chí Minh với 33 doanh nghiệp. Một số Tổng công ty lớn trực thuộc Tp. Hồ Chí Minh đã bắt đầu thực hiện công bố phải kể đến như Tổng công ty Du lịch Sài gòn, Tổng công ty Bến Thành, Tổng công ty Nông nghiệp Sài gòn,, Tổng công ty Xây dựng Sài gòn, Công ty TNHH MTV Đầu tư tài chính nhà nước (HFIC),...
Đắk Nông (21), Hải Phòng (18), Nam Định (9), An Giang (8) đứng tiếp sau về số lượng DNNN trực thuộc thực hiện công bố thông tin với số lượng doanh nghiệp.
Mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nghiêm túc quán triệt và thực hiện công bố đầy đủ thông tin hoạt động theo quy định tại Nghị định số 81/2015/NĐ-CP ngày 18/9/2015 của Chính phủ về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.
Văn phòng Chính phủ yêu cầu báo cáo Thủ tướng danh sách doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định và đề xuất xử lý đối với các vi phạm về công bố thông tin.
Người đồng hành