MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công nghệ thực tế ảo ứng dụng trong ngành sản xuất thời trang Việt Nam

17-01-2020 - 11:00 AM | Doanh nghiệp

Với ưu điểm là trực quan, trực tiếp và tiết kiệm chi phí, công nghệ thực tế ảo VR (Vỉrtual Reality) được ứng dụng vào công đoạn thiết kế mẫu giúp doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thời trang rút ngắn quy trình, nhanh chóng và dễ dàng chào bán sản phẩm đến các khách hàng quốc tế.

Bắt kịp xu hướng công nghệ mới nhất của thế giới

Công nghệ 4.0 dự báo sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị trên toàn thế giới. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung ứng dụng các thành tựu công nghệ 4.0 để duy trì lợi thế cạnh tranh và có thể bắt kịp được các nước tiên tiến. Điển hình là một doanh nghiệp đầu ngành sản xuất thời trang như TBS Group, trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm đã triển khai sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR) trong thiết kế tạo mẫu sản phẩm mới, rút ngắn quá trình trao đổi với đối tác từ 9 tháng xuống còn 3 tháng, đảm bảo việc "bắt trend" nhanh hơn với các xu hướng thời trang quốc tế.

Với 5 trung tâm nghiên cứu và phát triển đạt tiêu chuẩn quốc tế, TBS góp phần đưa giá trị chất xám của người Việt vào tổng số 50 triệu đôi giày và 30 triệu chiếc túi xuất đi 60 nước trên thế giới mỗi năm.

Thay đổi tư duy quản lý và số hoá

Bên cạnh ứng dụng VR trong sản xuất, TBS cũng tiên phong áp dụng một thành tựu khác của công nghệ 4.0 vào sản xuất, đó là quản lý Dữ Liệu Lớn (Big Data). Trong lần trả lời tại một hội thảo về kinh tế trong thời đại 4.0, ông Thuấn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc quản lý dữ liệu: "Tôi nghĩ rằng những máy móc thiết bị hiện đại đều có thể mua được, nhưng việc quản lý Big Data thì không thể mua được, mà phải có những nhân sự có chuyên môn và có cùng tầm nhìn với lãnh đạo".

Công nghệ thực tế ảo ứng dụng trong ngành sản xuất thời trang Việt Nam - Ảnh 1.

Ứng dụng SAP để quản lý Big Data

Trong thực tế, việc quản lý và theo dõi số nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, xuất nhập hàng, kho vận, ... cho hàng triệu sản phẩm mỗi ngày là một nguồn dữ liệu khổng lồ cần xử lý phân tích. Trước đây, một báo cáo ở TBS Group làm thủ công mất đến 9 tháng xử lý, số liệu cuối cùng đã không còn phản ánh đúng thực tế. Từ khi ứng dụng quản lý SAP, một báo cáo được cập nhật chỉ trong 1 giờ và có thể theo dõi mọi số liệu trong thời gian thực. Vấn đề nào phát sinh có thể được phát hiện và xử lý ngay lập tức.

Quyết tâm đưa người Việt làm chủ trên quê hương mình

Quá trình ăn sâu vào chuỗi giá trị gia tăng đang đi đúng hướng khi doanh nghiệp đã xây dựng được năng lực cạnh tranh vững mạnh và làm chủ được chuỗi cung trong ngành sản xuất thời trang thế giới.

Với tinh thần không ngừng chinh phục thách thức mới, TBS Group tiếp tục xây dựng quá trình làm chủ cho ngành kinh doanh dịch vụ khác, điển hình là ngành khách sạn và nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Một khách sạn 5 sao Mai House do người Việt làm chủ đã đi vào hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh. Một định hướng phát triển TBS Land đã được đề ra đến năm 2025.

Nhận xét về quá trình phát triển trong quá khứ và hướng về tương lai, ông Thuấn tin rằng "Thế giới làm được, ắt ta sẽ làm được". Người Việt Nam có đủ khả năng để làm chủ trên quê hương của chính mình.

Công nghệ thực tế ảo ứng dụng trong ngành sản xuất thời trang Việt Nam - Ảnh 2.

Một trong những tổ hợp nhà xưởng hiện đại của TBS Group

Những thành tựu của TBS Group:

Đến năm 2019, TBS Group chạm mốc 30 năm thành lập và phát triển, lọt top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam, nhận huân chương lao động hạng Nhất. Tập đoàn đã xuất khẩu sản phẩm đi hơn 60 nước trên thế giới, đạt công suất 50 triệu đôi giày, 40 triệu đôi đế và 30 triệu túi xách một năm, sở hữu 18 nhà máy sản xuất giày, 3 nhà máy sản xuất đế, 8 nhà máy sản xuất túi trên khắp Việt Nam, 02 nhà máy tại Myanmar & Indonesia, văn phòng đại diện tại Mỹ, Hongkong, Trung Quốc, Hàn Quốc, 5 trung tâm phát triển sản phẩm.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên