MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công nhân lũ lượt bỏ đi, doanh nghiệp di dời nhà máy sang các khu vực lân cận, thuơng hiệu 'Made in China' đứng trước nguy cơ 'bay màu'

16-08-2019 - 07:00 AM | Tài chính quốc tế

Được mệnh danh là "nhà máy của thế giới", nhưng giờ đây lại có nhiều dấu hiệu cho thấy ngành dịch vụ của Trung Quốc đang cạn dần nhân tài. Điều này bắt đầu gây căng thẳng cho lĩnh vực sản xuất vốn có hoạt động rất mạnh mẽ ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Sự thúc đẩy của chính quyền nước này trong việc chuyển mình thành một nền kinh tế dựa vào dịch vụ dường như đang tăng tốc nhanh hơn so với kế hoạch. Theo đó, lĩnh vực này đã tạo ra những công việc được trả lương tốt hơn. Cuộc chiến tranh giành nhân lực đã trở thành một trò chơi có tổng bằng 0, khiến ngành sản xuất gặp khó khăn trong quá trình tuyển dụng và tương lai bất ổn.

Hiện tại, các nhà sản xuất đang thiếu nhân lực đến mức họ phải thực hiện những video quảng cáo trên các ứng dụng streaming nổi tiếng như của Trung Quốc như Kuaishou và TikTok. Tại đó, một video quảng cáo cho thấy một khuôn viên trong nhà máy được trang bị những phòng nghỉ "mới xây dựng", trong đó có cả dịch vụ giặt ủi. 

Những nhà quản lý nhân lực đang gặp khó khăn trong việc giữ chân nhân viên. Một nhà sản xuất hàng may mặc ở tỉnh Quảng Đông thường chứng kiến sự rời đi của các công nhân từ độ tuổi 20 đến 30, chỉ trong vòng 2 tháng sau khi tuyển dụng. Một đại diện cho biết: "Chúng tôi luôn tìm kiếm nhân lực. Nhưng họ không ở lại." Có thể thấy, nhà máy này không thể giữ lại những công nhân lành nghề - yếu tố cần thiết để họ có được những hợp đồng "béo bở".

Công nhân lũ lượt bỏ đi, doanh nghiệp di dời nhà máy sang các khu vực lân cận, thuơng hiệu Made in China đứng trước nguy cơ bay màu - Ảnh 1.

Mùa xuân năm ngoái, chủ sở hữu của nhà máy đã đăng tải một đoạn video tuyển dụng trên một ứng dụng streaming, thế nhưng vẫn không hiệu quả như mong muốn. Cuộc chiến thương mại với Mỹ đã khiến một số nhà sản xuất chuyển di dời đến những địa điểm khác như Việt Nam. Đây là xu hướng sẽ gây tổn hại đến nhu cầu lao động trong ngành này. Tuy nhiên, giống như chủ nhà máy ở tỉnh Quảng Đông, nhiều nhà sản xuất khác cũng đang cảm thấy chán nản về đội ngũ công nhân - cả về số lượng lẫn chất lượng.

Khi công ty viễn thông hàng đầu Trung Quốc - Huawei, chịu lệnh trừng phạt từ Mỹ hồi tháng 5, thì các nhà sản xuất theo hợp đồng ở Chu Hải (một thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông) đã phải tham gia vào một trận chiến quyết liệt tranh giành công nhân. Bên ngoài một nhà máy hiện đã tạm thời đình chỉ dây chuyền sản xuất, một cơ quan nhân sự "nhanh tay" dựng một gian lều và chia sẻ thông tin tuyển dụng từ khoảng 20 công ty. Các vị trí đang tuyển bao gồm: chế tạo linh kiện điện tử và kim loại. 

Một nhân viên tại cơ sở này chia sẻ: "Chúng tôi di chuyển đến đây ngay sau khi nhận được thông tin về lệnh trừng phạt của Mỹ. Chúng tôi nghĩ rằng công nhân sẽ nghỉ việc khi phải đối mặt với tình trạng sản xuất bị đóng băng và lương bị cắt giảm."

Trung Quốc bắt đầu tập trung phát triển lĩnh vực dịch vụ vào những năm 1990, khi Chủ tịch Giang Trạch Dân lãnh đạo, trong nỗ lực thúc đẩy các ngành như tài chính, vận tải và du lịch. Kể từ đó, ngành thương mại điện thử, giao thực phẩm theo yêu cầu, gọi xe và những ngành kinh tế mới đã xuất hiện. Các công ty trong lĩnh vực này cũng ráo riết tìm kiếm nhân viên giao hàng và tài xế. Do đó, tỷ lệ việc làm của các lao động nhập cư trong lĩnh vực này đã dẫn đầu các nhà sản xuất năm 2018.

Một người đàn ông ở độ tuổi 20, đang sinh sống ở tỉnh Quảng Đông, đã bỏ việc tại một cơ sở chế biến kim loại 7 tháng trước, và trở thành một người giao thực phẩm. Mức lương hàng tháng của anh đã tăng từ thấp hơn 5.000 tệ lên 9.000 tệ (từ 708 USD lên 1.275 USD). Khi được hỏi rằng liệu có hối hận khi rời bỏ công việc cũ hay không, anh trả lời: "Không công việc nào mang về mức lương như tôi đang kiếm được ở thời điểm hiện tại."

Hương Giang

Nikkei

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên