Công ty bán phở lãi nhất Việt Nam: Giá 68-88 nghìn đồng/bát, lợi nhuận gần 1 tỷ mỗi ngày
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu của Autogrill VFS F&B lên đến gần 25%, tức thu về 4 đồng lãi 1 đồng thì Golden Gate đạt chưa đến 10% với 399 tỷ lợi nhuận trên gần 4.800 tỷ doanh thu.
- 26-09-2020Từng được ví von "làm một vụ ăn cả năm", thị trường bánh trung thu ngày càng eo hẹp: Doanh thu ABC, Thu Hương, Brodard Bakery lần đầu sụt giảm sau nhiều năm tăng trưởng
- 24-09-2020Cùng về tay Jollibee, Highlands thống trị ngành cafe còn Phở 24 vẫn "lay lắt", lỗ triền miên
- 23-09-2020Cuộc chiến chuỗi cafe: Phúc Long, Starbucks tăng tốc, The Coffee House đột ngột lỗ lớn, Trung Nguyên đều đặn lỗ
Phở là một trong những món ăn đặc trưng của Việt Nam nhưng hầu hết các thương hiệu phở nổi tiếng vẫn chỉ là những hàng quán nhỏ lẻ. Những nỗ lực xây dựng chuỗi cửa hàng phở theo cách hiện đại đến nay hầu hết đều không mấy thành công. Ngay cả với cái tên đình đám nhất là Phở 24 cũng thua lỗ triền miên dù từng được định giá lên đến cả chục triệu USD.
Xem thêm: Cùng về tay Jollibee, Highlands thống trị ngành cafe còn Phở 24 vẫn "lay lắt", lỗ triền miên
Trong khi đó, dù có thể khá lạ lẫm nhưng Big Bowl có thể lại là chuỗi cửa hàng phở ăn nên làm ra nhất hiện nay – dựa theo kết quả kinh doanh của Autogrill VFS F&B.
Không được nhắc đến nhiều như những khoản đầu tư vào Nhà ga quốc tế Cam Ranh (CRTC) hay CTCP Dịch vụ hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) nhưng Autogrill VFS F&B là một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị ngành dịch vụ hàng không mà tập đoàn IPP Group của ông Johnathan Hạnh Nguyễn xây dựng từ nhiều năm nay.
Doanh nghiệp này được thành lập từ năm 2013 trên cơ sở liên doanh với tập đoàn Autogrill của Italia chuyên về ẩm thực du lịch và bán lẻ.
Mục tiêu ban đầu của IPPG là đưa các thương hiệu nhà hàng nổi tiếng trong ngành dịch vụ sân bay từ hệ thống của tập đoàn Autogrill như: Burger King, Popeyes… Tuy nhiên, về sau do nhận thấy nhu cầu về món ăn địa phương của du khách càng ngày càng lớn, đặc biệt là nhóm khách quốc tế, Autogrill VFS F&B đã quyết định xây dựng thêm các cửa hàng thương hiệu độc quyền như: Big Bowl (phục vụ các món phở và bún), Saigon Café.Bar.Kitchen, HaNoi Café.Bar.Kitchen…
Tọa lạc tại những vị trí đắc địa nhất tại sảnh chờ của các sân bay lớn, các cửa hàng Big Bowl thường khá đông khách dù cho mức giá khá cao từ 68.000-88.000 đồng cho một bát tiêu chuẩn.
Với việc đặt tại những vị trí tấp nập cùng giá bán tốt nên không quá bất ngờ khi kết quả kinh doanh của Autogrill VFS F&B rất ấn tượng. Trong vòng 4 năm từ 2015-2019, doanh thu của công ty tăng hơn gấp đôi từ 500 tỷ lên 1.158 tỷ đồng còn lợi nhuận thì tăng gần gấp bốn, từ 76 tỷ lên 286 tỷ đồng.
Như vậy bình quân trong năm 2019, mỗi ngày hệ thống các cửa hàng của Autogrill VFS F&B – bao gồm cả Big Bowl và các thương hiệu khác như Star Café… - thu về gần 3,2 tỷ doanh thu và gần 800 triệu lợi nhuận.
So sánh với chuỗi nhà hàng lớn nhất hiện nay là Golden Gate Group thì hiệu suất sinh lời của Autogrill VFS F&B còn vượt trội. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy biên lãi gộp của Golden Gate chỉ dao động ở mức 60% thì Autogrill VFS F&B lên đến hơn 80%.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu của Autogrill VFS F&B lên đến gần 25%, tức thu về 4 đồng lãi 1 đồng thì Golden Gate đạt chưa đến 10% với 399 tỷ lợi nhuận trên gần 4.800 tỷ doanh thu.
Tuy vậy với việc sống dựa vào ngành hàng không, kết quả kinh doanh của Autogrill VFS F&B chắc chắn sẽ mất rất nhiều thời gian để quay lại thời kỳ đỉnh cao như năm ngoái.