MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Covid-19: Câu hỏi hóc búa làm Mỹ-châu Âu điên đầu đã được Trung Quốc phá giải tài tình như thế nào?

12-04-2020 - 10:59 AM | Tài chính quốc tế

Bài học về quy trình triển khai ở Vũ Hán, ổ dịch đầu tiên của đại dịch Covid-19, có thể giúp các nhân viên y tế tại Mỹ và Châu Âu khi họ đang chiến đấu với những vấn đề tương tự.

Khi đại dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, tình trạng thiếu trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) nhanh chóng phát sinh.

Bác sĩ Jiang Rongmeng, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từ Bệnh viện Ditan Bắc Kinh, đã tận mắt chứng kiến ​​các bác sĩ ở tuyến đầu chiến đấu với chủng virus rất dễ lây lan này trong tình trạng thiếu hụt cơ sở vật chất trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát, trước khi nguồn cung sẵn sàng.

Cảnh tượng lặp lại ở Mỹ và Châu Âu

Hiện nay, cảnh tượng tương tự Vũ Hán ban đầu đang lặp lại ở châu Âu và Mỹ - quốc gia đã có hơn 500.000 ca nhiễm Covid-19 và hơn 18.000 ca tử vong, theo thống kê của Đại học John Hopkins tính tới 20h ngày 11/4 (giờ Việt Nam).

Ở bang New York, nơi bị Covid-19 ảnh hưởng nặng nề nhất ở Mỹ, Bộ Y tế Mỹ tuần trước đã cảnh báo các bệnh viện về sự thiếu hụt PPE, chuẩn bị tâm lý rằng các bác sĩ có thể sẽ phải làm việc mà không có đủ vật tư bảo vệ.

Các nhân viên y tế không chắc về cách để khử trùng khẩu trang loại N95 của mình – vốn là sản phẩm dùng một lần.

Benhur Lee, Giáo sư về Vi sinh học tại Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai, New York cho biết, "Không có sẵn bài test nào để đảm bảo có thể khử trùng loại khẩu trang N95".

Quy trình bảo vệ đội ngũ y tế nghiêm ngặt của Trung Quốc

Bác sĩ Jiang là thành viên hội đồng chuyên gia, được Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cử đến tỉnh Hồ Bắc trong thời gian đỉnh dịch ở tỉnh này. Ông đã đã đào tạo đội ngũ y tế cách tự bảo vệ mình trong khi đang điều trị những trường hợp bệnh nặng và ông tin rằng những bài học được rút ra sẽ có giá trị cho các quốc gia khác.

"Các nhân viên y tế không thể cứu người nếu chính họ không bảo vệ bản thân một cách hiệu quả bằng việc sử dụng PPE. Họ cũng sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm virus trong bệnh viện nếu như không có các khu vực cũng như quy trình cách ly thích hợp," ông chia sẻ.

Covid-19: Câu hỏi hóc búa làm Mỹ-châu Âu điên đầu đã được Trung Quốc phá giải tài tình như thế nào? - Ảnh 1.

Bác sĩ Jiang Rongmeng (Ảnh: SCMP)

Hơn 1.500 nhân viên y tế tại Hồ Bắc đã bị nhiễm bệnh tại nơi làm việc vào giữa tháng 2, một mặt vì kiến thức về virus vẫn còn hạn chế ở thời điểm đó, nhưng mặt khác là do họ không được bảo vệ đúng cách.

Các bệnh viện đã quá tải bệnh nhân Covid-19, nhưng khi đội ngũ y tế trên khắp cả nước bắt đầu vào cuộc vào cuối tháng Một, các quy trình đã được thiết lập đầy đủ từ phương pháp khử trùng đến việc hướng dẫn các thiết bị nào dùng cho các quy trình nào.

Theo các quan chức y tế Trung Quốc, khoảng 3.000 nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh từ khi dịch bắt đầu bùng phát vào tháng 12, nhưng tất cả 42.600 nhân viên y tế từ khắp Trung Quốc được chính phủ cử đến Hồ Bắc đều được an toàn.

Thông qua đào tạo và tuân theo những quy trình (trong mọi trường hợp, từ đặc điểm của bệnh hay sự tự bảo vệ trong đội ngũ y tế bao gồm việc mặc và cởi PPE đúng cách) đã góp phần làm nên kết quả cuối cùng là "lây nhiễm bằng 0" giữa các nhân viên y tế - ông Jiang nói với Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP).

"Một số nhân viên y tế thậm chí còn chưa được nhìn thấy bộ đồ bảo hộ trước đây, vậy nên việc đào tạo là vô cùng quan trọng. Tất cả mọi người phải trải qua các cuộc tập huấn trước khi họ có thể bắt đầu việc chăm sóc bệnh nhân. Và sẽ có những người được chỉ định chịu trách nhiệm giúp đỡ những người khác trong việc xử lý PPE".

Ông Jiang cho biết điều quan trọng không kém là thiết lập những khu vực được chỉ định trong bệnh viên, mỗi khu có các chức năng cụ thể riêng. Ông và các đồng nghiệp đã kiểm tra mọi bệnh viện ở Vũ Hán để đảm bảo những nơi này có các khu cách ly đúng cách cho bệnh nhân điều trị Covid-19.

Những khu vực sạch được chỉ định, những khu vực có khả năng bị nhiễm và khu vực đã bị nhiễm bệnh, cũng như lối đi riêng dành cho bệnh nhân và bác sĩ, tất cả đều phải được sẵn sàng trước khi tiếp nhận bệnh nhân. Các nhân viên y tế phải nghiêm chỉnh tuân theo những quy định chặt chẽ ở từng khu vực về việc xử lý những dụng cụ và rửa tay. Các quy trình và cách phân chia những khu vực cách ly cũng được thiết lập tương tự trong những bệnh viện tạm thời (những bệnh viện được chuyển đổi từ các địa điểm công cộng như trung tâm triển lãm, sân vận động,..)

Các biện pháp bảo vệ cũng được tăng cường cho các quy trình nguy hiểm hơn như đặt nội khí quản – quy trình có thể gây ra việc bắn những dịch phế quản của bệnh nhân và tăng nguy cơ nhiễm bệnh lên những nhân viên y tế khi tiến hành.

"Mỗi đội y tế có ít nhất một người chuyên kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện. Nhiều đội y tế còn đeo thêm thiết bị như mang 3-4 đôi găng tay vì sợ nhiễm bệnh, và chúng tôi tôn trọng điều đó. Thà cẩn thận quá mức còn hơn coi thường bệnh dịch," ông Jiang nói.

Giáo sư David Hui Shu-cheong, chuyên gia về bệnh hô hấp của Đại học Hồng Kông, Trung Quốc, và là cố vấn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tin rằng số lượng lớn các phòng cách ly áp lực âm cũng góp phần làm nên kết quả không nhiễm trùng trong ngành Y tế của đặc khu tính đến nay.

Ông Hui nói thêm rằng, các bác sĩ ở Hồng Kông đã sử dụng khẩu trang N95 ngay cả khi họ không trực tiếp tiếp xúc với Covid-19.

Chúng tôi có 1.400 giường [trong các phòng cách ly] do số dân 7.5 triệu người. Đây là một con số rất cao.

Giáo sư David Hui Shu-cheong

Qiao Jie, giám đốc Bệnh viện Số 3 Đại học Bắc Kinh, người dẫn nhân viên của mình tới Vũ Hán cho biết, các giải pháp thay thế cho những phòng áp lực âm có thể được thực hiện nhanh chóng nếu như không thể thực hiện những cải tạo trong bệnh viện.

"Bằng cách sử dụng quạt hút công suất cao trong phòng bệnh, chúng tôi có thể thay đổi luồng khí và tăng độ an toàn cho những bệnh nhân và các nhân viên y tế."

Những kinh nghiệm đã được học tập đến đâu?

Trong khi các quy trình kĩ thuật và phác đồ điều trị được chính thức hóa ở Trung Quốc như là những "hướng dẫn quốc dân" cho tất cả những bệnh viện thì những quy trình tương tự như thế cho các nhân viên y tế đang đối mặt với sự bùng phát của Covid-19 ở Mỹ vẫn chưa được đưa ra.

Khi được hỏi rằng có những hướng dẫn chính thức nào đã được đưa ra để đối phó với những bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở California, ông Peter Chin-Hong, Giáo sư Y khoa và là Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Trung tâm Y tế Đại học California San Francisco (UCSF) đã có câu trả lời thẳng thắn: "Câu trả lời khá đơn giản. Đó là không có gì cả."

Các biện pháp phòng tránh khác nhau - không phải là những hướng dẫn ý tế chung mà là những kinh nghiệm cá nhân và lời khuyên của những nhân viên y tế - phù hợp với những người khác nhau.

Nguồn tin giấu tên tại một cơ sở y tế ở khu vực vịnh San Franciso tiết lộ với SCMP, quy trình chung duy nhất cho những nhân viên y tế là học cách mặc và cởi những đồ bảo hộ một cách an toàn.

Nguồn tin còn cho hay, quy trình cho mỗi người ở các vai trò khác nhau sẽ khác nhau và tại mỗi bệnh viện khác cũng sẽ khác. Việc tự cách ly giữa những nhân viên y tế ngày càng trở nên phổ biến hơn, nhưng đó chỉ là lựa chọn cá nhân. Nguồn tin nói rằng đã biết đến những trường hợp nhân viên y tế tự cách ly với gia đình, nhưng không hề biết đến các quy trình cách ly chính thức khác trong quá trình thực hành, ít nhất là trong chính hệ thống của mình.

Covid-19: Câu hỏi hóc búa làm Mỹ-châu Âu điên đầu đã được Trung Quốc phá giải tài tình như thế nào? - Ảnh 2.

Giáo sư David Hui Shu-Cheong (Ảnh: SCMP)

Tại Hồ Bắc, sự điều động dồi dào những nhân viên y tế tới tỉnh này đã giảm tải áp lực cho những nhân viên y tế tại địa phương do lượng quá tải bệnh nhân mà lại thiếu hụt nhân viên. Đội ngũ bác sĩ hỗ trợ cũng được chính phủ yêu cầu thay phiên nhau làm việc và nghỉ ngơi thường xuyên.

Một số đội y tế sử dụng 14 ngày cách ly để nghỉ ngơi giữa những đợt luân chuyển ca trong khi số khác chỉ nghỉ 2-3 ngày trong suốt khoảng thời gian ở Hồ Bắc, ông Jiang Rongmeng nói.

Khi khối lượng công việc ở những khu cách ly tăng lên, không có sự hỗ trợ từ phía gia đình và những người khác, đội ngũ y tế cũng được cho phép giảm thời gian làm việc mỗi ca để đảm bảo họ có thể trụ vững trước áp lực rất nặng nề.

"Các bác sĩ hoàn toàn có thể làm việc trong thời gian dài (10 đến 12 tiếng). Nhưng làm việc trong một môi trường bẩn, dễ lây nhiễm, trong những bộ đồ bảo hộ thì không thể được ví với điều kiện làm việc lúc bình thường được," ông Jiang cho hay.

Các bác sĩ khác cũng đã chia sẻ những khó khăn trong việc điều trị cho bệnh nhân trong khi phải mang kính, mặc bộ đồ bảo hộ đã ướt đẫm và đeo hàng lớp găng tay. Những nhân viên y tế cũng có trách nhiệm cho những công việc khác liên quan đến chăm sóc bệnh nhân ví dụ như phải lật người bệnh thường xuyên, vệ sinh cá nhân, cho ăn, hút đờm và thay đồ cho những người tiểu không tự chủ. Do đó, các bác sĩ đã được sắp xếp để làm việc không quá 8 tiếng mỗi ca và các y tá sẽ làm việc từ 4-6 tiếng/ca.

"Khi các nhân viên y tế phải làm việc trong tình trạng quá tải, họ sẽ dễ mắc sai lầm hơn. Tại Hồng Kông đội ngũ y tế sẽ làm việc như vậy liên tục trong sáu tuần, nhưng sau đó họ sẽ được luân chuyển để làm những nhiệm vụ bình thường khác," ông Hui nêu.

Ở khắp Trung Quốc Đại lục, nhân viên y tế tại tuyến đầu được chính phủ kêu gọi phải kiểm tra và theo dõi sức khỏe thường xuyên. Họ sẽ được làm xét nghiệm Covid-19 và được đưa ra khỏi khu vực cách ly và trở về nhà hoặc bệnh viện nếu như kết quả là âm tính. Một bác sĩ điều trị Covid-19 ở tỉnh Giang Tô đã thực hiện xét nghiệm tới 3 lần trong một tháng.

Tại Mỹ một số tiểu bang khuyến khích những nhân viên y tế có biểu hiện các triệu chứng nhẹ cần cách ly 7 ngày thay vì làm xét nghiệm virus.

Tại UCSF, các nhân viên y tế có được làm xét nghiệm tuy nhiên bệnh viện đang phải chật vật để đáp ứng yêu cầu 4.000 xét nghiệm mỗi ngày với tình trạng thiếu bông y tế.

Kiểm soát Covid-19 sau 2 tuần, New Zealand có cơ hội tiêu diệt virus corona nhờ 1 "món quà trời cho"

Theo Thúy

Tổ quốc

Trở lên trên