Cứ 3 doanh nhân thì có 1 người bị trầm cảm: Trở nên siêu giàu hay gục ngã vì trầm cảm, chìa khóa nằm trong tay bạn
Căn bệnh trầm cảm như một con quỷ đáng sợ đang âm thầm gặm nhấm cuộc sống, tinh thần của người bệnh. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải chứng bệnh này, cho dù bạn là một người thất nghiệp hay một doanh nhân.
- 26-10-2018Thay vì tập thể dục, thư giãn, tỷ phú Mark Cuban chọn đối diện với áp lực ngay khi tỉnh giấc: Giải quyết việc khó nhất ngay khi thức dậy, thời gian còn lại trong ngày sẽ toàn sự hài lòng
- 26-10-2018Bất kỳ ai cũng đều sẽ trải qua 3 giai đoạn này trong nghề nghiệp rồi mới có thể thành công, bạn đang ở giai đoạn nào?
- 25-10-20185 chữ “không” nhất định phải ngộ ra trong cuộc đời, hiểu được thì phúc phận tràn đầy
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao mình lại tồn tại trên đời này? Đã bao nhiêu lần bạn phải tự nhủ rằng “Mọi chuyện đều ổn” trong khi thực tế không phải vậy? Bạn đã từng cố nằm lì trên giường mỗi sáng để trốn tránh thực tại hay rơi nước mắt mà thậm chí còn chẳng biết lý do vì sao chưa?
Thời khắc bạn tự an ủi bản thân rằng mình rồi sẽ ổn thôi là thời điểm phát sinh của vô vàn vấn đề khác. Trên thực tế, không phải ai cũng đủ tỉnh táo để nhận ra rằng mình đang bị trầm cảm.
Hãy thử nghĩ xem, bạn có thể phàn nàn về một món ăn dở hay cằn nhằn về thái độ của sếp mình nhưng tại sao lại không thể mở lòng chia sẻ về khó khăn của mình? Bản năng mách bảo bạn đến gặp bác sĩ khi cơ thể gặp chấn thương nhưng tại sao bạn lại từ chối làm vậy khi tinh thần của mình hoàn toàn không ổn? Vì sao lại băn khoăn suy tính trong trường hợp đó?
Cứ 3 doanh nhân lại có một người bị trầm cảm
Nếu cảm thấy cô độc, hãy thử nhìn ra xung quanh và bạn sẽ nhận ra hơn 30% dân số đã và đang gặp vấn đề giống mình. Theo một khảo sát được thực hiện bởi giáo sư trị liệu Michael Freeman tại Đại học California, San Francisco, một phần ba số doanh nhân phải chịu đựng trạng thái trầm cảm.
Kinh doanh có thể đặt thêm vô vàn gánh nặng lên đời sống cá nhân cũng như công việc của bạn. Hơn thế nữa, nó còn là nguyên nhân khơi nguồn lên rất nhiều vấn đề mà bạn tưởng như không đáng quan tâm.
Trầm cảm dưới góc nhìn của một người từng trải
“Trầm cảm len lỏi tới mọi ngõ ngách của cuộc sống thường nhật. Chẳng ai biết khi nào nó sẽ kết thúc. Sống với trầm cảm giống như tồn tại trong thân xác với phần hồn chết dần chết mòn từng ngày”, theo lý giải của người sáng lập Jyoti Agarwal, COO của Maa2Mom, một cộng đồng kết nối hơn 27.000 bà mẹ trên thế giới - những người từng chiến đấu với trầm cảm.
“Mọi chuyện bắt đầu khi gia đình tôi chuyển đến London. Vào tháng Ba năm 2013, tôi cảm thấy sự cô lập của bản thân mình cùng nỗi sợ nói chuyện với người lạ. Mọi chuyện dần chuyển biến xấu đi khi tôi ngày càng cảm thấy tuyệt vọng, vô dụng. Điều này khiến tôi lo lắng cho cô con gái 2 tuổi của mình. Do đó, tôi quyết định tìm sự tư vấn và bắt đầu bình phục sau khoảng 4 tháng điều trị”, Jyoti, một doanh nhân với hơn mười năm kinh nghiệm chia sẻ. Bà đã tìm đến Ayurveda, yoga trong thời gian khủng hoảng và mọi việc đã dần dần đi vào quỹ đạo.
Tin hay không, trầm cảm trong giới doanh nhân lây lan nhanh giống như một căn bệnh truyền nhiễm vậy. Trầm cảm thay đổi con người bạn, và cũng giống như một loài ký sinh, nó cứ thế hút cạn những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời bạn nếu không sớm được loại bỏ tận gốc.
Bí ẩn về nguồn gốc của trầm cảm
Trầm cảm thực sự là gì? Không như cách bạn nghĩ, nó không phải là câu nói buột miệng trong khi đang ngồi nhâm nhi cà phê tại bàn làm việc: “Tôi mệt mỏi quá”. Nó là sự rối loạn tâm thần nghiêm trọng mà nhiều người thậm chí còn không nhận ra mình đang gặp phải.
“Trong thời gian trầm cảm, tôi thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của nó. Chỉ khi đã trải qua rồi, khi nhìn lại, tôi mới nhận ra: “À, đó hóa ra là sự trầm cảm”. Với tôi, đó không phải là vấn đề về sự chấp nhận, chỉ đơn giản là do tôi không có nhận thức về sức khỏe tinh thần của chính mình. Trải nghiệm đầu với trầm cảm của tôi bắt nguồn từ phi vụ kinh doanh tại Mumbai cùng sáu người trẻ tuổi khác. Ai trong số chúng tôi cũng nghĩ rằng mình vượt trội hơn và đó là lý do chúng tôi thất bại”, theo Purushartha Saini, đồng sáng lập công ty start-up Pracman.
Sinh ra và lớn lên trong một xã hội không chấp nhận bất kỳ rối loạn tâm lý nào, Saini đã âm thầm chịu đựng trong một thời gian dài. Thất bại nối tiếp thất bại khiến Saini trắng tay và bơm vào đầu anh suy nghĩ rằng anh vốn dĩ luôn là một kẻ thua cuộc.
“Tôi bắt đầu tin rằng tôi sinh ra là để bị đánh bại. Chứng kiến những người đi trước thành công chỉ làm tình trạng tôi trở nên tồi tệ hơn. Nỗi sợ vấp ngã ngăn tôi tiếp tục cố gắng, trải nghiệm”, Saini thú nhận.
Chỉ đến khi anh gặp giáo viên tâm lý hiện tại - Maharishika Preeti, cũng đồng thời là một nhà cố vấn chuyển đổi, một nghệ sĩ theo trường phái siêu thực, anh mới nhận ra mình đang chịu đựng bệnh trầm cảm. Từ đó, anh dần dần đưa bản thân khỏi cảm giác bất lực và lấy lại lòng tin. Sau cùng, anh đã và đang sở hữu một công ty lớn mạnh từng ngày.
Cuộc đời giống như một chuyến tàu lượn siêu tốc
Cuộc đời luôn đầy rẫy những bất trắc mà đôi khi chẳng ai có thể giải thích nổi. Nhưng, một khi đã làm kinh doanh, bạn luôn phải chứng tỏ giá trị của mình, và bạn sẽ chẳng thể đáp ứng nổi nhu cầu của ai nếu bạn không thể chăm sóc chính bản thân mình.
Là người trẻ nhất trong lớp MBA tại ISB Hyderabad, Chaitanya Ramalingegowda, đồng sáng lập Wakefit, đôi khi cũng có quan điểm như trên. Sau khi rời vị trí cố vấn tại Fortune 100, anh thành lập công ty riêng của mình. Tại thời điểm đó, anh không nhận ra rằng làm việc chăm chỉ, cố gắng chưa chắc đã dẫn đến thành công.
“Mọi người trong phi vụ khởi nghiệp của tôi đều có định hướng xây dựng thương hiệu khác nhau. Cái gì đến thì cũng đến, vào một đêm, chúng tôi chẳng còn công ty khởi nghiệp, chẳng còn giữ chức vụ đồng sáng lập. Chúng tôi bị bỏ lại với vài người cùng với lòng quyết tâm đi đến cùng. Thế là, chúng tôi bắt đầu nghiên cứu sản phẩm mới. Nhưng, đời không như mơ, sản phẩm của chúng tôi thất bại và lỗ là chuyện đương nhiên. Sau sáu năm vật lộn, chúng tôi quyết định đóng cửa vào năm 2017”, anh chia sẻ.
“Có những ngày tôi không muốn ra khỏi giường và những ngày tôi thậm chí chẳng chợp mắt nổi. Tôi không còn muốn tập luyện, gặp gỡ bạn bè hay ăn những món ăn khoái khẩu nữa. Không có tiền là một chuyện nhưng quan trọng hơn, tôi không còn cảm thấy niềm vui từ cuộc sống. Tin tôi đi”, anh thêm vào.
Trầm cảm là bạn đồng hành của anh trên suốt chặng đường dài. Thực tế, anh đã trải qua trạng thái mệt mỏi cùng cực cho đến khi nhận ra rằng mình thực sự bị trầm cảm.
Chấp nhận và thấu hiểu
Khi là một doanh nhân, mọi chuyện sẽ luôn bị thổi phồng quá mức. Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng vô cùng tiêu cực tới bạn. Nhưng, chẳng phải hết cơn bĩ cực sẽ đến hồi thái lai sao? Trải qua tất cả những khó khăn đó, bạn là người sống còn, người chiến thắng.
Bạn có thể sửa những thiết bị hỏng hóc thì tại sao lại không cải thiện được tình trạng của cơ quan quan trọng bậc nhất cơ thể: não bộ?
Chúng ta, ai cũng phải trải qua giông bão, nhưng sau cùng, thứ còn đọng lại là hành trình của chính mỗi người. Đừng tự lừa dối bản thân rằng mọi việc đều ổn. Thay vào đó, hãy học cách chấp nhận tình trạng của bản thân.
Trầm cảm phụ thuộc rất nhiều vào loại hình thần kinh. Những người nhân cách khép kín, hay lo lắng, sống nội tâm dễ bị tác động thương chịu ảnh hưởng nặng nề hơn từ căn bệnh quái ác này.
Để phòng ngừa ngừa nó, trước tiên mỗi người cần học cách quản lý sự căng thẳng, tức là học cách phân bổ thời gian hợp lý cho mối quan hệ gia đình, bạn bè, cho công việc, nghỉ ngơi. Dành thời gian để có hoạt động thư giãn. Nên tìm hiểu thêm về thông tin bệnh, để biết khi nào mình có vấn đề để cần trợ giúp bên ngoài...
Tất cả chúng ta, dù là một người bình thường hay một doanh nhân cũng đều cần phải rèn luyện thể lực cường tráng. Rèn luyện nhân cách mạnh mẽ, cân bằng có khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh. Giả định các tình huống để rèn luyện sự thích nghi.
Entrepreneur