Cứ 4 người trẻ lại có 1 nghiện smartphone, và những gì xảy ra sau khi tước đi điện thoại là cực kỳ đáng ngại
Tỷ lệ người trẻ nghiện dùng smartphone lên tới 25% - theo một nghiên cứu quy mô lớn nhất từ trước đến nay về lĩnh vực này.
- 02-12-2019Dạ dày của bạn sợ nhất 5 việc này nhưng hầu như ai cũng “thản nhiên” phạm phải mỗi ngày
- 02-12-2019Sự thật về đặc sản vạn người mê: Cá và hải sản - “hoa hồng có gai”
- 01-12-2019"Cái chết thầm lặng": Phổi bị phá nát do cách ăn vội, sống thiếu nguyên tắc của người Việt
Nghiện smartphone đã và đang trở thành một vấn đề hết sức gây lo ngại tại nhiều nơi trên thế giới, kể từ khi thiết bị này trở nên cực kỳ phổ biến. Dù không thể phủ nhận thực tế rằng smartphone đã mang đến rất nhiều tiện ích, nhưng việc lạm dụng nó đang mang đến những tác động rất xấu. Và theo một nghiên cứu mới đây tại Anh Quốc, tỉ lệ nghiện sử dụng smartphone ở người trẻ đang là gần 25% - nghĩa là cứ 4 người lại có 1 mắc phải nó.
Đây là kết luận của các chuyên gia từ ĐH King's College London (KCL), dựa trên 41 nghiên cứu về tác hại của smartphone đến tinh thần kể từ năm 2011. Kết quả cho thấy, khoảng 10% - hơn 30% trẻ em và thanh thiếu niên đang sử dụng smartphone theo cách có hại, và trung bình khoảng hơn 23% đang có dấu hiệu mắc phải "các vấn đề do sử dụng smartphone" (gọi tắt là PSU).
4 trẻ lại có 1 mang triệu chứng nghiện smartphone
Theo các chuyên gia, PSU định nghĩa các hành vi sử dụng smartphone là một phần yếu tố gây nghiện. Nhưng đáng ngại là khi bị tước đi smartphone, việc không được sử dụng nữa sẽ tạo ra cảm giác bồn chồn, căng thẳng. Ngoài ra, PSU còn là yếu tố gây ra nhiều vấn đề như trầm cảm, rối loạn lo âu, thiếu ngủ...
"Smartphone sẽ vẫn tồn tại, và đó là lý do chúng ta cần phải hiểu hơn về các vấn đề xảy ra khi sử dụng smartphone." - trích lời tiến sĩ Nicola Kalk, đồng tác giả nghiên cứu.
"Chúng ta vẫn chưa biết liệu bản thân smartphone có phải là thứ gây nghiện, hay nó nằm ở các ứng dụng trên đó."
"Tuy nhiên, công chúng vẫn cần phải ý thức được rằng smartphone gây ảnh hưởng không tốt đến giới trẻ, và các bậc phụ huynh cần phải giới hạn thời gian con em mình sử dụng nó."
Kalk cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên về ảnh hưởng của PSU đến trẻ em có quy mô lớn như vậy. 41 nghiên cứu, nghĩa là tổng cộng đối tượng tham gia lên tới gần 42.000 thanh thiếu niên. Trong đó, 30 từ châu Á, 9 thuộc châu Âu và 2 nghiên cứu đến từ Mỹ. Ngoài ra, 55% số người tham gia là nữ, trong đó thiếu nữ trẻ từ 17 - 19 tuổi là nhóm chịu ảnh hưởng từ PSU nhiều nhất.
Tuy nhiên, Kalk cũng lưu ý rằng có 22 nghiên cứu ở đây sử dụng các phương pháp đánh giá không được tốt, và định nghĩa về PSU cũng khá rộng. Thế nên, kết quả nghiên cứu của ông vẫn chưa phải là cuối cùng.
"Nghiên cứu về tác hại của smarphone là rất quan trọng đối với xã hội." - tiến sĩ Sam Chamberlain từ tổ chức Wellcome Trust cho biết. "Có 10% - 30% đối tượng trong nghiên cứu đã chạm vào ngưỡng gặp phải PSU."
"Khi vướng phải PSU, hệ quả kéo theo là mức độ căng thẳng, lo âu và trầm cảm tăng lên, đồng thời tình trạng thiếu ngủ cũng xảy ra thường xuyên."
"Nhưng một trong những thách thức lớn nhất ở lĩnh vực này là PSU không được định nghĩa cụ thể. Có rất nhiều thang đánh giá với nhiều tiêu chí bị cắt bỏ, thậm chí một số còn không được y học công nhận."
"Vậy nên, như các tác giả đã nêu, chúng ta cần một nghiên cứu về các tiêu chuẩn chung cho PSU ngay bây giờ."
Nghiên cứu được công bố trên BMC Psychiatry.
Tham khảo: Daily Mail, PopSci
Helino