MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cụ bà U80, lương hưu 7 triệu/tháng nhưng vô gia cư: Cơ quan chức năng vào cuộc phải "bó tay" vì lý do này

29-01-2024 - 07:20 AM | Lifestyle

Dù đã tuổi cao sức yếu, nhưng bà Vương vẫn chấp nhận sống nay đây mai đó mặc cho mọi người khuyên can.

Bà Vương (71 tuổi) hiện đang sống tại Thượng Hải, Trung Quốc. Trước đây bà từng có một ngôi nhà. Tuy nhiên, từ tháng 5/2023, bà lão đã phải sống cảnh “màn trời chiếu đất", lang thang nay đây mai đó. Tài sản duy nhất của bà là chiếc chăn bông và áo rét.

Hàng ngày bà đi lang thang, đến tối thì ngủ tạm ở công viên hoặc hè phố. Trên thực tế, cụ bà có lương hưu 2000 NDT/tháng (gần 7 triệu đồng). Nhiều người thắc mắc tại sao bà lại lâm vào con đường này.

Những người quen biết bà Vương cho biết bà có một người con trai nghiện cờ bạc. Bà đã phải bán nhà để trả nợ cho con nên bây giờ phải sống lang thang ngoài đường. Tiền lương hưu của bà cũng đưa cho con toàn bộ.

Những người hàng xóm thương xót bà lão và thường cho bà một ít quần áo và thức ăn. Tuy nhiên người con trai biết chuyện thì đe dọa: “Nếu còn giúp bà ta nữa, các người đừng trách tôi”. Kết quả là hàng xóm không dám giúp đỡ.

Trước đó, cơ quan chức năng đã sắp xếp cho bà Vương một ngôi nhà thuê với giá rẻ. Nhưng anh con trai liên tục đến phá phách. Đại diện lãnh đạo địa phương, ông Trần cho biết: “Sau khi bà cụ bán căn nhà của mình, bà đã thuê trọ một thời gian. Chỉ ít lâu sau, bà bị chủ nhà đuổi ra khỏi nhà vì không trả được tiền thuê”.

Cán bộ cũng đã đã bàn bạc với bà cụ, tuy nhiên bà nói rằng phải lo trả nợ cho con trai nên không muốn vào viện dưỡng lão. Hơn nữa, nơi đăng ký thường trú của bà Vương là ở quận khác nên họ không thể giúp đỡ quá nhiều.

Cụ bà U80, lương hưu 7 triệu/tháng nhưng vô gia cư: Cơ quan chức năng vào cuộc phải "bó tay" vì lý do này - Ảnh 1.

Bà Vương ngủ ngoài trời. Ảnh: Toutiao

Ủy ban khu phố đã tham khảo ý kiến của Trung tâm trợ giúp pháp lý. Nếu cụ bà cần thêm sự giúp đỡ thì phải đến cơ quan liên quan nơi đăng ký hộ khẩu để khai rằng con trai bà không hoàn thành nghĩa vụ cấp dưỡng và thay đổi quyền cấp dưỡng thì bà mới được nhận hỗ trợ. Nhưng xét theo thái độ hiện tại của bà Vương, bà gần như không có ý định nộp đơn.

Ngoài ra, ông Hồ, giám đốc Văn phòng Dịch vụ Cộng đồng, cho biết họ đã liên hệ với nơi ở của bà cụ. Họ sẵn sàng giúp đỡ nhưng vì bà không chịu chủ động lên tiếng nên “không thể làm được việc gì”.

Từ câu chuyện của bà Vương, có thể thấy khi lớn tuổi, cha mẹ cần học cách "khoanh tay đứng nhìn" và để con cái dần trưởng thành. Cha mẹ là những người thương yêu, luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái mà không mong nhận lại điều tương tự. Thế nhưng khi con cái trưởng thành, cha mẹ cần học cách "bận rộn", để con cái tự lo liệu cuộc sống của chúng.

Đừng cố che đậy lỗi lầm của con

Trong cuộc sống, ai cũng từng có ít nhất một lần phạm phải lỗi lầm. Nhưng cách ứng xử của cha mẹ khi con cái làm sai là điều quan trọng, phần nào ảnh hưởng đến tính cách của con cái. Cha mẹ là những người đi trước, đã va chạm với không ít vấn đề trong cuộc sống và xã hội. Họ hiểu rằng sau khi vấp ngã, điều quan trọng là con cái cần biết đứng lên bằng chính đôi chân của mình và vượt qua trở ngại. Sự bao che của cha mẹ sẽ khiến con mù quáng, không nhận thức được lời lẽ đúng sai mà có thể tiếp tục ngã vào chỗ cũ.

Tuổi trẻ sẽ trở nên thiếu sót nếu không có trải nghiệm, vấp ngã, dấn thân rồi rút ra bài học. Nhưng nếu cha mẹ - những người đã trải qua nửa cuộc đời - tước đi "đặc quyền" đó của con cái bằng cách bao bọc, sự bản lĩnh, tự tin và tầm nhìn của con cũng sẽ bị hao mòn.

Cụ bà U80, lương hưu 7 triệu/tháng nhưng vô gia cư: Cơ quan chức năng vào cuộc phải "bó tay" vì lý do này - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Sina

Cũng đừng giúp con cái gánh nợ nần

Các chuyên gia cho rằng cha mẹ cần phân biệt rạch ròi giữa sự giúp đỡ và gánh vác cho con cái. Khi con cái phát triển sự nghiệp, cha mẹ nên thể hiện sự tin tưởng và ủng hộ. Nhưng khi con làm ăn thua lỗ hay gặp vấn đề tài chính, cha mẹ không nên đứng ra gánh vác vấn đề này.

Muốn giúp con vượt qua bế tắc lâu dài, điều cha mẹ nên làm là đưa cho con "cần câu" và hướng dẫn cách sử dụng chiếc cần câu, làm sao để thu về nhiều cá, thay vì tặng cá cho con. Cha mẹ nên động viên để con vượt qua khó khăn, thay vì đứng ra nhận mọi nợ nần về mình. Một số bậc phụ huynh lớn tuổi vì quá thương con mà dùng hết tài sản, tiền tích lũy được từ thời đi làm mà trả nợ cho con. Con cái nên hiểu rằng những tài sản đó là chỗ dựa tinh thần tuổi xế chiều của cha mẹ, mất đi rồi cha mẹ về già sẽ không xoay xở được.

Việc gánh vác nợ nần có thể khiến con mặc nhiên đó là trách nhiệm của cha mẹ. Từ đó, hình thành thái độ ỷ lại, trông chờ vào cha mẹ mỗi khi con cái nợ nần.

Tổng hợp 

Theo Thùy Anh

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên