MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cục diện kinh tế thế giới sau chiến tranh thương mại – Kỳ 4: Trật tự mới trong chuỗi giá trị toàn cầu

Để hiểu sâu hơn về mức độ ảnh hưởng của các biện pháp mà Mỹ đang áp dụng lên nền kinh tế Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu công ty chứng khoán Công thương đánh giá chuyển dịch ở những ngành công nghiệp cốt lõi. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đánh giá những tác động ảnh hưởng tới dòng vốn toàn cầu và nền kinh tế Trung Quốc.

Ngành công nghiệp lõi của Trung Quốc

Ngành điện thoại điện tử: Mỹ đã chậm chân trong việc ngăn chặn TQ nắm giữ những công nghệ trong lĩnh vực điện tử

Trung Quốc đã vượt lên Mỹ và Hàn Quốc để trở thành nước sản xuất điện thoại (tính theo số lượng) lớn nhất thế giới.

Chúng tôi cho rằng đã quá muộn để Mỹ có thể ngăn chặn Trung Quốc vươn lên nắm bắt các công nghệ điện tử cũng như xây dựng những thương hiệu của riêng mình. Những minh chứng đáng kể nhất là Huawei đã có thể tự sản xuất chip điện thoại cho riêng mình hay việc đi đầu trong phát triển thiết bị mạng 5g.

Với tốc độ tăng trưởng CARG giai đoạn 2013 – 2017 đạt 25%, ngành điện tử của Trung Quốc ghi nhận mức doanh thu 1.8 triệu USD năm 2017. Đóng góp lớn vào sự phát triển này là sự tăng trưởng mạnh mẽ của những thương hiệu nội địa nước này như Huawei, Xiaomi,… Có thể thấy rằng Trung Quốc đã thành công trong việc gỡ bỏ cái mác “công xưởng” mà người ta vẫn thường gọi, leo lên nắm giữ những khâu mang lại giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị.

Các hãng điện thoại Trung Quốc đã thành công trong việc thế chân Samsung tại thị trường nội địa nhờ giá rẻ và sự trợ giúp của truyền thông trong nước. Câu chuyện tương tự cũng đang diễn ra tại thị trường điện thoại lớn thứ 2 thế giới là Ấn Độ.

Tuy nhiên đặc thù ngành điện tử là luôn có sự cải tiến trong sản phẩm. Nhìn từ những ví dụ như khi Apple tung ra sản phẩm điện thoại thông minh đầu tiên hay Samsung đưa ra sản phẩm điện thoại màn hình cong đều thu được thành công rất lớn. Trong dài hạn, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phải đẩy mạnh R&D để bắt kịp đối thủ, điều đó khiến cho lợi thế giá rẻ dần giảm đi và đưa cuộc chơi trở lại công bằng hơn.

Ngành ô tô: Mỹ và Châu Âu sẽ gây áp lực để ngăn chặn chuyển giao công nghệ.

Khác với ngành điện tử, các hãng Ô tô đầu tư vào Trung Quốc với mục đích chính là nhắm tới thị trường tiêu thụ của nước này. Nhận biết được điều đó, chính phủ Trung Quốc ra điều kiện các doanh nghiệp FDI khi đầu tư dây chuyền sản xuất ở nước này sẽ phải thông qua một liên doanh 50 – 50 với các doanh nghiệp nội địa và đồng thời bắt buộc phải chuyển giao công nghệ cho các liên doanh trong nước. Nhờ tận dụng chính sách này, hàng loạt hãng ô tô mang thương hiệu Trung Quốc ra đời, nhiều thương hiệu đạt được doanh số bán hàng cao tại thị trường này. Năm 2010, hãng ô tô Volvo mang trong mình nhiều công nghệ tiên tiến và khả năng sản xuất động cơ chính thức được một công ty Trung Quốc mang lên Geely mua lại từ tay Ford với mức giá khá rẻ. Những công nghệ và động cơ này sau đó được chia sẻ với công ty mẹ và nhờ đó những ô tô được hãng này sản xuất ra có mức giá cạnh tranh nhưng không hề lạc hậu.

Tình trạng chảy máu công nghệ diễn ra trong thời gian dài sẽ sớm khiến cho các hãng xe Mỹ và cả Châu Âu phải chịu cạnh tranh trên chính thị trường truyền thống của mình. 2 hãng xe lớn nhất của Trung Quốc là SAIC Mortor và Geely đều sở hữu những động cơ do họ “tự phát triển”. Chúng tôi nhận thấy rằng Trung Quốc đã đủ khả năng tự sản xuất những mẫu xe hạng trung cấp và thấp cấp, tất nhiên là ở một mức giá rất rẻ. Dù có vẻ hơi muộn nhưng Mỹ và Châu Âu sẽ áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn để ngăn chặn triệt để tình trạng ăn cắp công nghệ này.

Sắp xếp lại chuỗi giá trị toàn cầu

Chúng tôi dự báo công xướng mới của Thế giới sẽ là Ấn Độ với nhiều đặc điểm giống Trung Quốc 10 năm trước. Đầu tiên phải kể đến là dân số 1.34 tỷ người, GDP đầu người chỉ đạt 1939 USD năm 2017, xếp hạng cơ sở hạ tầng cao đứng thứ 44 thế giới theo số liệu của World Bank, mức chi phí nhân công trung bình mỗi giờ của Ấn Độ chỉ là 92 cent. Hơn thế nữa, chính phủ Ấn Độ đang tích cực kêu gọi đầu tư và họ đang lấy thị trường tiêu thụ của mình làm mồi nhử đầu tư như cách mà Trung Quốc đã làm. Ví dụ như khi nước này áp thuế 20% lên mặt hàng điện thoại di động đã khiến cho SAMSUNG phải đầu tư nhà máy sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới tại đây.

Rào cản khá lớn của Ấn Độ là chế độ giai tầng và tư tưởng trọng nam khinh nữ trọng nam khinh nữ. Tuy nhiên, các rào cản này có thể được gỡ bỏ đi cùng với sự phát triển và cởi mở của nền kinh tế.

Trung Quốc sẽ hụt hơi trong ngắn hạn

Theo nhận định của chúng tôi, Trung Quốc sẽ gấp phải nhiều khó khăn trong năm 2019 và 2020 từ những đòn đánh của Mỹ lên những động lực tăng trưởng chính của nước này như hàng công nghệ cao, khối doanh nghiệp xây dựng. Đồng thời khi các gói thuế tiếp theo được áp dụng thì những ngành thâm dụng lao động cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Tỷ lệ nợ/GDP của khối tư nhân đạt 156% năm 2017 có thể tăng lên do chính sách nới lỏng mà chính quyền Bắc Kinh đang phải sử dụng để ứng phó với những tác động của chiến tranh thương mại khi đó sẽ trở thành một điểm yếu thực sự. Sự dưa thừa công suất do gặp khó khăn trong xuất khẩu sẽ khiến nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và có thể khiến cho mặt bằng lãi suất của nước này tăng lên và gây ra một cuộc khủng hoảng về nợ kéo đà tăng trưởng chậm lại. Vì lý do đó, trung tâm Nghiên cứu công ty Chứng khoán Công thương cho rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ chậm lại chỉ còn khoảng 4 - 5% trong giai đoạn 10 năm tiếp theo so với mức tăng hàng năm trung bình 8.27% giai đoạn 2008 – 2017. (Theo Trung tâm nghiên cứu Công ty chứng khoán Công Thương).

A.D

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên