Cuộc chiến giành ngôi trung tâm kinh tế châu Á
Hồng Kông là cánh cửa cho các nhà đầu tư và nguồn lực gia nhập thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, Singapore đang tập trung thu hút các công ty đa quốc gia.
- 19-03-2018Lý do bất ngờ khiến Singapore trở thành thành phố đắt đỏ nhất thế giới
- 06-03-2018Lý do Singapore trở thành quốc gia ít tham nhũng bậc nhất thế giới: Từ thủ tướng tới bộ trưởng, tất cả đều là triệu phú chỉ nhờ... lương
- 21-02-2018Singapore muốn tăng thuế tiêu dùng để lấy tiền nuôi người già
- 14-02-2018Xuất khẩu giảm, kinh tế Singapore vẫn tăng trưởng mạnh
- 12-02-2018Singapore sắp đánh thuế Amazon và Lazada
Theo Uỷ ban phát triển kinh tế, Hồng Kông đã và đang trở thành "trọng tâm kinh tế của Trung Quốc", điều này tạo cơ hội dẫn đầu cho Singapore khi các công ty đa quốc gia "loay hoay" tìm cách thành lập trụ sở tại khu vực châu Á.
Ông Beh Swan Gin, người đứng đầu Cơ quan Phát triển Kinh tế Singapore (EDB) cho biết, từ năm 1997, việc Hồng Kông được chú trọng hơn để phục vụ nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc "giúp" cho Singapore nhanh chóng trở thành trung tâm hoạt động của các công ty trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Trong một bài phỏng vấn vởi Bloomberg, ông nói rằng: "Tầm quan trọng của Trung Quốc đối với kinh tế Hồng Kông ngày càng trở nên mất cân đối. Nếu công ty của bạn đang có ý định điều phối và quản lý các hoạt động ở khu vực Châu Á, thì theo tôi Hồng Kông đã là trọng tâm kinh tế của Trung Quốc và không còn phù hợp với các hoạt động này nữa."
Theo thông tin từ trang web của EDB, có khoảng 37.400 công ty quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Singapore, trong đó có 7.000 các tập đoàn đa quốc gia với hơn nửa là các doanh nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương được điều hành từ trung tâm kinh tế của họ.
Thu hút các nhà đầu tư
"Bản thân các con số đã chứng minh được điều đó. Ngày càng có nhiều công ty đặt trụ sở tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, không phải ở Trung Quốc mà là Singapore."
Hồng Kông sẽ ngày càng trở nên quan trọng với Trung Quốc và các công ty muốn khai thác thị trường này sẽ cân nhắc Hồng Kông, Thượng Hải và Bắc Kinh để điều phối công việc kinh doanh.
Hồng Kông vẫn là một cường quốc về các hoạt động tài chính khi họ là thị trường chứng khoán lớn thứ 4 thế giới. Trong khi đó, thị trường chứng khoán của Singapore nhỏ hơn nhiều, chỉ dẫn đầu so với các nước Đông Nam Á.
Ông Beh thấy rằng sự dẫn đầu của Singapore như một thỏi nam châm "hấp dẫn" các công ty đa quốc gia tiếp tục mở rộng tại đây khi mà quốc gia này xây dựng hình ảnh về một nền kinh tế sáng tạo, thu hút nhà đầu tư bằng việc chi tiêu mạnh cho R&D, chính sách thuế ưu đãi và luật lao động mục tiêu.
"Chúng tôi là một quốc gia nhỏ bé, chúng tôi không bao giờ có thể trở thành một nơi như thung lũng Silicon nơi có khả năng tự cung tự cấp từ chính đất nước của họ. Chắc chắn rằng Singapore sẽ luôn cần đến việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài."
Beh cho biết thêm, chính phủ Singapore chi khoảng 1% GDP vào R&D, trong khi đó, tư nhân đóng góp khoảng 1,3% GDP
Trung tâm sáng tạo
Theo ông Beh, các nhà chức trách Singapore đang tập trung vào việc nâng tổng mức chi tiêu cho R&D lên khoảng 3% GDP, tương tự như các nền kinh tế nhỏ và tập trung vào sự sáng tạo như Thuỵ Điển và Thuỵ Sĩ. Theo số liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Thuỵ Sĩ đã chi khoảng 3,4% trong năm 2015, còn Thuỵ Điển là 3,3%.
Các doanh nghiệp đã tăng khoản khuyến khích đầu tư từ ngân sách của Singapore năm 2018 nhằm thúc đẩy đầu tư vào R&D, bao gồm việc giảm mức thuế cho các dự án R&D và hàng tiêu dùng đã tăng từ 150% lên đến 250%.
Trong khi đó, một số ít các công ty nhỏ đã báo cáo về những khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên do các quy định chặt chẽ dành cho người lao động nước ngoài từ năm 2011, nhưng Beh cho hay ông chắc chắn rằng điều này sẽ không gây tổn hại đến sức cạnh tranh của Singapore.
Ông nói thêm, việc chính phủ tập trung vào thu hút những lao động có tay nghề cao sẽ phù hợp hơn với các loại hình doanh nghiệp mà Singapore muốn họ đặt trụ sở tại quốc gia này.