MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cuộc sống đáng kinh ngạc, không điện thoại, Facebook của cô gái 17 tuổi giành giải Nobel hòa bình

20-10-2017 - 13:39 PM | Tài chính quốc tế

Malala Yousafzai, biểu tượng nổi tiếng nhất thế giới trong cuộc chiến đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ - người được trao giải Nobel hòa bình danh giá năm 2014, không sử dụng điện thoại di động hay Facebook.


Malala Yousafzai, biểu tượng nổi tiếng nhất thế giới trong cuộc chiến đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ - người được trao giải Nobel hòa bình danh giá năm 2014, không sử dụng điện thoại di động hay Facebook.

Malala Yousafzai, biểu tượng nổi tiếng nhất thế giới trong cuộc chiến đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ - người được trao giải Nobel hòa bình danh giá năm 2014, không sử dụng điện thoại di động hay Facebook.


Malala được trao giải Nobel hòa bình năm 2014 khi mới 17 tuổi. Cô là một nhà hoạt động nữ quyền và nhân quyền, nhà văn và là người trẻ tuổi nhất được trao giải Nobel hòa bình.

Malala được trao giải Nobel hòa bình năm 2014 khi mới 17 tuổi. Cô là một nhà hoạt động nữ quyền và nhân quyền, nhà văn và là người trẻ tuổi nhất được trao giải Nobel hòa bình.


Hiện tại, Malala đang theo học tại Đại học Oxford từ tháng 10/2017 với chuyên ngành triết học, chính trị và kinh tế. Dù sống giữa nước Anh nhưng cô gái đặc biệt khiến nhiều người ngạc nhiên khi không sử dụng điện thoại hay Facebook.

Hiện tại, Malala đang theo học tại Đại học Oxford từ tháng 10/2017 với chuyên ngành triết học, chính trị và kinh tế. Dù sống giữa nước Anh nhưng cô gái đặc biệt khiến nhiều người ngạc nhiên khi không sử dụng điện thoại hay Facebook.


Malala sinh ra và lớn lên ở Thung lũng Swat, miền tây bắc Pakistan. Taliban kiểm soát khu vực này năm 2007. Bất chấp lệnh cấm, cô bé vẫn tới trường. “Tôi không thể nào tưởng tượng nổi cuộc sống bị giới hạn trong bốn bức tường và không phải là mình”, Malala kể lại lý do khiến cô quyết tới trường.

Malala sinh ra và lớn lên ở Thung lũng Swat, miền tây bắc Pakistan. Taliban kiểm soát khu vực này năm 2007. Bất chấp lệnh cấm, cô bé vẫn tới trường. “Tôi không thể nào tưởng tượng nổi cuộc sống bị giới hạn trong bốn bức tường và không phải là mình”, Malala kể lại lý do khiến cô quyết tới trường.


Tuy nhiên, năm 2012, Malala bị bắn bởi một thành viên Taliban vì dám đến trường. Viên đạn suýt chút nữa găm thẳng vào não cô gái 14 tuổi. Vụ việc không khiến Malala cảm thấy sợ hãi mà ngược lại, cô còn tích cực hoạt động để bảo vệ quyền được đi học của trẻ em gái trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, năm 2012, Malala bị bắn bởi một thành viên Taliban vì dám đến trường. Viên đạn suýt chút nữa găm thẳng vào não cô gái 14 tuổi. Vụ việc không khiến Malala cảm thấy sợ hãi mà ngược lại, cô còn tích cực hoạt động để bảo vệ quyền được đi học của trẻ em gái trên khắp thế giới.


Năm 2013, Malala xuất bản cuốn hồi ký có tiêu đề “Tôi là Malala”.

Năm 2013, Malala xuất bản cuốn hồi ký có tiêu đề “Tôi là Malala”.


Xuất hiện trên truyền hình, Malala nhấn mạnh: “Nếu gặp lại một người nào đó của Taliban, tôi sẽ nói với anh ta rằng giáo dục quan trọng thế nào và tôi cũng muốn con cái họ được học hành tử tế”.

Xuất hiện trên truyền hình, Malala nhấn mạnh: “Nếu gặp lại một người nào đó của Taliban, tôi sẽ nói với anh ta rằng giáo dục quan trọng thế nào và tôi cũng muốn con cái họ được học hành tử tế”.


Malala từng gặp gia đình Tổng thống Barack Obama và bày tỏ sự phản đối với các hoạt động không kích bằng máy bay không người lái ở Pakistan. “Nhiều người vô tội bị giết bởi các hoạt động này, dẫn tới sự oán giận trong lòng người dân Pakistan”, cô gái trẻ nói thẳng trong cuộc gặp với người đàn ông quyền lực bậc nhất thế giới.

Malala từng gặp gia đình Tổng thống Barack Obama và bày tỏ sự phản đối với các hoạt động không kích bằng máy bay không người lái ở Pakistan. “Nhiều người vô tội bị giết bởi các hoạt động này, dẫn tới sự oán giận trong lòng người dân Pakistan”, cô gái trẻ nói thẳng trong cuộc gặp với người đàn ông quyền lực bậc nhất thế giới.


Nhận giải Nobel hòa bình năm 2014, Malala nhấn mạnh đây cũng là giải thưởng cho những đứa trẻ mong muốn hòa bình.

Nhận giải Nobel hòa bình năm 2014, Malala nhấn mạnh đây cũng là giải thưởng cho những đứa trẻ mong muốn hòa bình.


Năm 2014, Malala vẫn chưa dùng điện thoại hay mạng xã hội để tập trung vào học hành.

Năm 2014, Malala vẫn chưa dùng điện thoại hay mạng xã hội để tập trung vào học hành.


Gần đây, Malala mới xuất bản cuốn sách dành cho trẻ em có tên Cây bút chì màu nhiệm của Malala, khuyến khích những đứa trẻ theo đuổi giấc mơ dù có bị cấm đoán.

Gần đây, Malala mới xuất bản cuốn sách dành cho trẻ em có tên Cây bút chì màu nhiệm của Malala, khuyến khích những đứa trẻ theo đuổi giấc mơ dù có bị cấm đoán.

Linh Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên