MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

‘Cuộc sống thật hạnh phúc’: Lối sống kết hôn không sinh con, quen nhau qua Tinder ngày càng thịnh hành vì thu nhập tăng vượt trội so với xã hội

09-02-2024 - 10:08 AM | Sống

‘Cuộc sống thật hạnh phúc’: Lối sống kết hôn không sinh con, quen nhau qua Tinder ngày càng thịnh hành vì thu nhập tăng vượt trội so với xã hội

"Không sinh con khiến cuộc đời của chúng tôi có ý nghĩa hơn. Tôi có thể dành nhiều thời gian hơn cho sự nghiệp, gia đình và người thân", chị Elizabeth Johnson cho biết khi gặp người chồng qua Tinder.

Tờ Business Insider (BI) cho hay gia đình chị Elizabeth Johnson tại Mỹ có một cuộc sống đầy hưởng thụ vài năm trở lại đây khi đi du lịch thường xuyên đến Thụy Sỹ, Hawaii, Canada, Dominican, Ireland...

"Chúng tôi còn tham gia chương trình từ thiện tự nguyện hàng tháng, hẹn hò cuối tuần xem ca nhạc và hưởng thụ cuộc sống", chị Elizabeth nói.

Thực tế là vợ chồng nhà Johnson đều không sinh ra trong một gia đình giàu có. Cả 2 cũng chưa bao giờ thực sự được sống thoải mái vì áp lực tài chính ngay từ khi còn bé.

Cặp đôi này tốt nghiệp đúng vào giai đoạn khủng hoảng 2008 và rất khó mới tìm nổi công việc. Thế nhưng chỉ 16 năm sau, bằng vào lối sống không sinh con và có thu nhập nhân đôi, gia đình này đã có nguồn thu đến 300.000 USD hàng tháng.

Thậm chí Elizabeth quen chồng của mình là qua Tinder vì cả 2 đều bày tỏ quan điểm kết hôn không sinh con trên tài khoản của mình.

"Không sinh con khiến cuộc đời của chúng tôi có ý nghĩa hơn. Tôi có thể dành nhiều thời gian hơn cho sự nghiệp, gia đình và người thân", chị Elizabeth Johnson cho biết.

‘Cuộc sống thật hạnh phúc’: Lối sống kết hôn không sinh con, quen nhau qua Tinder ngày càng thịnh hành vì thu nhập tăng vượt trội so với xã hội- Ảnh 1.

"Một trong những điểm yếu của lối sống này là không có con cái chăm sóc khi về già. Bởi vậy chúng tôi cần lên một kế hoạch nghỉ hưu hợp lý để có đủ tiền về sau", chị Elizabeth nói thêm.

Thời hoàng kim của DINK

DINK (Double Income No Kids) là lối sống mà các cặp đôi không sinh con, cùng nhau kiếm tiền để có thu nhập kép nhằm hưởng thụ mà không bị mất một nguồn thu do vợ/chồng phải ở nhà chăm con cái.

Tờ BI nhận định lối sống DINK đang ngày càng nở rộ hiện nay, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều thách thức.

Đặc biệt, áp lực tài chính và khát vọng cân bằng cuộc sống đã khiến nhiều cặp đôi trẻ quyết định không mua nhà, thậm chí không kết hôn hay sinh con để sống hưởng thụ thay vì chạy theo những văn hóa truyền thống.

Trớ trêu thay, lối sống này lại đang đem về những kết quả tài chính tích cực khi những cặp đôi DINK có lượng tài sản ròng tích lũy hàng năm nhiều hơn các nhóm khác.

Báo cáo về tình hình tài chính tiêu dùng của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho thấy mức tài sản ròng bình quân của các cặp đôi DINK vào khoảng 399.000 USD năm 2023, cao hơn 100.000 USD so với năm 2019.

Trong khi đó, mức tài sản ròng tích lũy được của các gia đình có con nhỏ chỉ vào khoảng 250.600 USD.

Mặc dù báo cáo của FED không nêu rõ nhưng tờ BI nhận định với tỷ lệ thất nghiệp thấp ở Mỹ hiện nay thì đa phần các cặp đôi DINK đều có thu nhập kép từ cả vợ lẫn chồng.

Xu thế mới

Số liệu của Cục điều tra dân số Mỹ năm 2021 cho thấy giới trẻ ngày nay ngày càng ưa chuộng lối sống thu nhập kép và không con cái.

Thậm chí xu thế này còn đang lan sang cả những lớp người cao tuổi hơn. Ví dụ khảo sát cho thấy 1/5 số người trong độ tuổi 55-64 tại Mỹ là sống không có con, qua đó cho thấy tỷ lệ các cặp đôi DINK sẽ tăng mạnh trong tương lai.

‘Cuộc sống thật hạnh phúc’: Lối sống kết hôn không sinh con, quen nhau qua Tinder ngày càng thịnh hành vì thu nhập tăng vượt trội so với xã hội- Ảnh 2.

Tương tự, một cuộc khảo sát của Viện Pew tại Mỹ cho thấy 44% số bạn trẻ từ 18 đến 49 tuổi cho hay họ sẽ đẻ ít hoặc không có con để hưởng thụ cuộc sống tốt hơn.

Giáo sư Misty Heggeness của trường đại học Kansas nhận định một trong những nguyên nhân chính khiến xu thế DINK gia tăng là tình hình kinh tế trong cũng như hậu đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi cách mọi người chi tiêu, tiết kiệm.

Năm 2020 khi đại dịch diễn ra, tiêu dùng tại Mỹ suy giảm còn lượng tiền tiết kiệm tăng lên. Mọi người bị hạn chế đi lại nên không cần chi tiêu nhiều, không tốn tiền xăng xe cùng vô số những chi phí khác.

Trong khi đó người lao động vẫn làm việc từ xa để nhận lương, chưa kể các khoản tiền hỗ trợ chống dịch từ chính phủ.

Nếu những cặp đôi có con phải chi tiền nhiều hơn mua đồ cho con cái trong mùa dịch, hoặc những chi phí cho gia đình do sinh hoạt tại gia nhiều hơn thì những DINK lại không có nhiều lo lắng như vậy.

Đối với nhóm người độc thân, họ lại chẳng thể có thu nhập kép được như các cặp DINK dù không phải lo cho con cái.

Thế rồi khi đại dịch đi qua, những cặp đôi DINK đối mặt ít thách thức trong nền kinh tế hơn với thu nhập kép, trong khi các gia đình có con nhỏ vấp phải vô số vấn đề, từ tìm kiếm bảo mẫu, chi phí trông trẻ tăng, không được phép làm online nữa...

Nhóm người độc thân hậu đại dịch cũng chẳng dễ dàng hơn khi thị trường lao động có nhiều biến động.

‘Cuộc sống thật hạnh phúc’: Lối sống kết hôn không sinh con, quen nhau qua Tinder ngày càng thịnh hành vì thu nhập tăng vượt trội so với xã hội- Ảnh 3.

Lãi suất tăng cao cùng lạm phát khiến cuộc sống chỉ phụ thuộc vào 1 nguồn thu nhập không chắc chắn khiến việc tích lũy tài sản ròng trở nên kém hiệu quả hơn so với DINK.

Nuôi con quá đắt đỏ

Số liệu của JP Morgan Chase cho thấy người Mỹ đang ngày càng tiết kiệm nhiều hơn khi có đến 1,2 nghìn tỷ USD tiền tiết kiệm dư thừa.

Trong khi đó khảo sát của FED cho thấy những cặp đôi DINK có lượng tiền tiết kiệm cao hơn nhiều so với những nhóm khác, đạt bình quân 103.140 USD tích cóp được trong năm nay.

Trên thực tế, tờ BI nhận định người Mỹ đang ngày một kết hôn muộn hơn và xu thế DINK dường như trở thành lối sống mới.

Thế hệ trẻ ngày nay đang dần từ bỏ những áp lực truyền thống về việc phải mua nhà, kết hôn, sinh con mà thay vào đó là những mối quan tâm cho sức khỏe bản thân lẫn gia đình, sự thay đổi môi trường, khí hậu...

Bên cạnh đó, việc chi phí sinh con và nuôi dạy một đứa trẻ ngày càng tăng cũng khiến các cặp đôi không còn mặn mà.

Chi phí bình quân để nuôi một đứa trẻ đến tuổi đi học cấp 3 tại Mỹ ước tính vào khoảng 310.605 USD, chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng tài sản tích lũy ngay cả với các cặp đôi DINK.

"Việc quyết định không sinh con, thay vào đó tập trung cho những thú vui và ưu tiên khác của bản thân cho chúng tôi nhiều tự do hơn, dễ dàng khám phá cuộc sống hơn thay vì phải chờ đợi các con lớn lên và để đến về già nghỉ hưu mới làm được", giám đốc Nicole Valdez đã 37 tuổi và đang sống theo phong trào DINKWAD (không có con nhưng nuôi chó) nói với BI.

Tờ BI cho hay những khó khăn trong việc buộc phải chạy đua tìm kiếm bạn đời, kết hôn, sinh con cùng các áp lực tài chính đi kèm đã đè bẹp khát vọng hôn nhân của giới trẻ.

Đó là chưa kể những đổ vỡ trong quá trình yêu đương, ly hôn, phải nuôi con một mình càng khiến DINK thành một lựa chọn sáng giá hơn bất chấp chúng có ảnh hưởng lâu dài thế nào đến lực lượng lao động hay thị trường tiêu dùng.

"Việc có con như một lựa chọn xa xỉ thời nay vậy", giáo sư Heggeness thừa nhận.

"Cuộc sống là những sự lựa chọn. Việc lựa chọn không sinh con sẽ cho chúng ta cơ hội để làm những gì mình muốn và hưởng thụ một cuộc sống tốt hơn", anh Jasmen Rogers, một chuyên gia tư vấn 33 tuổi đang sống theo kiểu DINKWAD cho biết.

*Nguồn: BI

Băng Băng

Theo Băng Băng

Đời Sống Pháp Luật

Trở lên trên